Cách Muối Dưa Cải Chua Dòn Đậm Đà

Dưa cải củ muối là món ăn dân dã quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Món dưa cải củ muối được chế biến đơn giản chỉ với nguyên liệu chính là cải củ. Đây là món ăn kèm, giải ngán ăn chung với những món nhiều dầu mỡ  và rất kích thích vị giác khiến bạn thèm ăn hơn.

Đặc biệt, dưa cải củ muối  chua còn là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Học theo cách muối dưa cải củ trong bài viết món cải củ muối chua của bạn sẽ giòn ngon đúng chuẩn vị mẹ làm.

1. Cách muối món dưa cải củ muối chua

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 kg cải củ
  • Hành lá
  • Ớt, tỏi
  • Muối
  • Đường 
  • Nước lọc

Cách thực hiện

Bước 1: Chọn cải củ và phơi cải

 Để có thể có được món dưa cải củ muối chua ngon thì trước hết bạn phải biết chọn loại cải muối dưa ngon.  Dưa cải củ nên chọn cây đang ở độ bánh tẻ, tức là không quá non quá cũng không quá già. Nếu chọn phải dưa củ non, dưa muối sẽ bị mềm khi muối còn nếu chọn cải củ già thì khi ăn lại nhiều bã và xơ.

Cải củ tươi
Cải củ tươi

Sau đó, bạn mang cải củ đem phơi nắng khoảng nửa ngày cho đến một ngày tùy theo đôj nắng để lá héo lại. Điều này giúp dưa cải sau khi muối giòn hơn và không bị ủng tuy nhiên nếu phơi nắng nhiều dưa muối khi ăn sẽ bị dai. Nếu không thể phơi ngoài nắng được bạn có thể phơi trong gốc bếp để cho héo lá nhưng thời gian sẽ lâu hơn.

Khi mua cải củ về làm dưa cải chua, bạn không được rửa. Cứ để nguyên cây và mang đi đi phơi nắng để cải được gieo lại. Việc rửa cải củ sẽ khiến cho dưa cải muối dễ bị úng. Nếu có nắng to thì phơi khoảng nửa ngày, nếu không đủ điều kiện nắng thì cũng chỉ cần phơi để lá cải hơi héo lại là được. Lưu ý khi phơi cải chú ý để các lá cải bên trong được khô đều. 

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Hành lá cắt  bỏ phần rễ, nhặt bớt lá vàng hay úng rồi rửa sạch, để ráo, sau đó cắt khúc vừa ăn khoảng 3cm. Phần gốc hành các bạn rửa thật sạch vì nó bám nhiều bùn đất.

Cải củ  sau khi phơi thì mang đi rửa sạch. Lúc này cải củ đã héo lại, ước tính còn khoảng 850g. Tách ra từng lá cải, rửa thật  sạch phần cuống lá  vì đây là chỗ bám nhiều đất nhất. Loại bỏ những lá  già, úa vàng, dập nát đi vì nếu cho vào thì hũ muối sẽ bị úng. Sau đó cắt cải thành khúc vừa ăn, phần lá cắt thành khúc khoảng 10-15 cm và phần củ gọt vỏ cắt lát mòng.

Xem thêm:  Khô Cá Lóc: Cách Làm Khô Và 4 Món Ngon

Trong lúc đợi phần cải ráo nước, bạn chuẩn bị thêm 1 lít nước đun sôi để nguội cho  vào tô to, sau đó hòa vào khoảng 30g muối, khuấy đều để muối tan. Nước muối này sử dụng để ngâm rửa qua cải  củ để làm sạch cải và khử hết mùi hăng của cải trước khi tiến hành muối dưa. Cải củ sau khi thái xong sẽ ngâm vào tô nước muối vừa pha trong  khoảng 3-5 phút, nhớ ngâm tách phần lá và củ riêng ra.

Mục đích của việc ngâm cải: Ngâm cải trước khi muối chua để giảm mùi hăng và tránh tình trạng úng, nổi váng khi muối.

Bước 3: Pha nước muối dưa cải củ

Trong lúc ngâm cải thì sẽ bạn chuẩn bị pha nước muối dưa cải củ. Chuẩn bị thêm 1 tô to khác, cho 1 lít  nước đun sôi để nguội vào tô (phải là nước nguội còn hơi ấm nhiệt độ khoảng 40-50 độ C), hòa thêm 20g muối (khoảng 2 thìa cà phê) và cho thêm 10g đường trắng, khuấy đều cho hòa vào nhau. Thường thì với 1kg dưa, tỷ lệ nước muối dưa cải củ được mọi người thường hay truyền tay với nhau là 1:4:1, nghĩa là 1L nước, 40g muối và 10g đường. Tuy nhiên khi phơi cải củ, cải sẽ gieo lại và dễ ngấm gia vị hơn, nên nếu sử dụng hết 40g muối dưa muối rất dễ bị mặn.

Tỷ lệ nước muối này sẽ bằng 1/2 tỷ lệ muối cà bởi dưa cải củ muối ngấm gia vị tốt hơn cà.

Ngoài ra, sử dụng muối i ốt sẽ mặn hơn muối hạt nên tùy theo độ mặn của muối bạn sử dụng hãy điều chỉnh tỷ lệ nước, muối, đường cho hợp khẩu vị.

Bước 4. Muối dưa củ cải

Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh, hoặc vại sứ, gốm kích cỡ hợp lý để đựng vừa phần cải hoặc chia ra nhiều bình. Muối dưa cải bằng lọ làm từ những chất liệu này sẽ dưa muối sẽ rất ngon và tốt hơn so với sử dụng bình nhựa. Hãy đảm bảo lọ muối dưa cải củ  sạch sẽ, khô ráo để tránh nước muối dưa bị váng và dưa bị úng.

Vớt phần lá dưa cải củ ra và xếp vào lọ trước, sau đó cho phần củ lên trên, rải thêm  1 lớp hành lá, ớt đỏ xắt lát hoặc ớt hiểm nguyên trái rồi tiếp tục thêm 1 lớp cải, hành lá, ớt như thế cho đến khi hết nguyên liệu đã chuẩn bị.

Cuối cùng sẽ rải thêm  lớp gốc hành lên trên rồi đổ nước muối đã pha vào đầy  lọ cho ngập hết phần dưa cải muối là được.

Với thời tiết ngoài trời hè nóng bức thì chỉ cần muối dưa trong khoảng hơn 1-  2 ngày là dưa cải củ muối có thể dùng  được.

Xem thêm:  Thịt Vai Heo: 5 Món Ngon Dễ làm

2.  Cách bảo quản dưa cải củ muối dùng lâu

Theo các chuyên gia y tế, việc ngộ độc khi ăn các món dưa cải muối, bóp xổi, các món gỏi, nộm… trong mùa hè là không hề hiếm và khó tránh khỏi bởi sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn và nấm mốc có trong thức ăn không được bảo quản tốt. Vì vậy việc bảo quản món dưa cải củ muối an toàn và vẫn giữ nguyên vị khi ăn là cần thiết. Sau đây xin giới thiệu một số cách bảo quản dưa cải củ muối dùng lâu như sau: 

Cách bảo quản dưa cải củ muối dùng lâu
Cách bảo quản dưa cải củ muối dùng lâu

 

Cách 1:  Qua 4 ngày nếu như chưa ăn hết dưa cải củ muối có thể  bảo quản bằng cách cho thêm ít muối vào hũ dưa muối rồi khuấy cho tan hết muối. Muối giúp giữ cải không hư lại làm chậm quá trình phân hủy của cải củ.

Cách 2:  Rửa sạch phần dưa cải củ muối, để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh, cải củ muối sau đó sẽ thêm giòn giúp ngon miệng.

Cách 3: Nếu muốn dùng lâu, bạn nên bảo quản dưa cải củ  muối trong ngăn mát tủ lạnh. Giúp bạn dùng lâu và duy trì độ chua vừa phải. Cải muối có thể được giữ trong nước muối trong nhiều tuần trong ngăn mát của tủ lạnh, tốt nhất chỉ nên ăn trong vòng 1-2 tháng.

  • Khi lấy dưa cải  muối ra khỏi lọ, bạn phải sử dụng dụng cụ và tay thật sạch để không bị nhiễm bẩn lọ cải muối. 
  • Cải muối chua dễ ăn, nhưng tính nóng vậy nên không nên ăn quá nhiều (không riêng gì cải muối chua mà các món muối chua, ngâm các kiểu đều nóng).
  • Sau khi có cải củ muối đã đủ chua, bạn có thể biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau hoặc dừng trực tiếp đều ngon. Trong đó cách nhanh nhất là ăn sống và kết hợp với nhiều món như thịt luộc, thịt kho tàu… 

3. Những lưu ý khi ăn dưa cải muối để không bị ngộ độc

Theo các phương pháp truyền thống, món dưa muối có thể được làm từ khá nhiều loại rau, củ tùy theo sở thích của từng người và từng địa phương như cải bẹ, cải xanh, củ cải, cà rốt, su hào, ngó sen, cà tím, cà pháo, củ kiệu, tỏi, …

Tuy nhiên, hàng năm vẫn ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc khi sử dụng món dưa muối dân dã này vì nhiều lý do khác nhau. Người bị ngộ độc, nhẹ thì bị đau bụng, tiêu chảy cấp, nặng thì phải nhập viện điều trị vài ngày. Vì vậy khi sử dụn dưa muối cần phải chú ý những điều sau để tránh bị ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng: 

Xem thêm:  Bánh Đa Cua Hải Phòng: Đặc Sản Nức Tiếng Đất Cảng
Những lưu ý khi ăn dưa cải muối
Những lưu ý khi ăn dưa cải muối

Trong các loại rau xanh nói chung đều chứa nhiều muối nitrat. Trong khi muối dưa, lượng nitrat này bị vi khuẩn có  trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Trong điều kiện có axit trong dạ dày , sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chất nitrit tác động đến axit amin có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm… tạo thành hợp chất nitrosamine. Chất  này có khả năng gây ra ngộ độc cấp tính hoặc dẫn đến bệnh nghiêm trọng như ung thư.

Tuy nhiên, lượng nitrat này trong dưa muối chua chỉ cao khi dưa muối vẫn còn xanh, muối xổi hoặc khi dưa muối quá lâu nên bị quá chua, bị khú.

Chỉ nên ăn dưa cải củ muối, cà muối khi đã chín vàng, thơm, không có mùi hăng, ngái… Tuyệt đối không ăn dưa cải củ  muối, cà muối xổi hoặc đã muối quá lâu, quá chua, cải bị  đổi màu thâm đen, có nhớt, biến mùi kỳ lạ…

Không nên  ăn quá nhiều dưa, cà muối trong bữa ăn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày một người chỉ nên ăn khoảng 50g dưa muối các loại và chỉ nên  ăn 2-3 lần trong tuần. Những người bị bệnh tim,  bệnh cao huyết áp, bệnh thận, bệnh viêm loét dạ dày… không nên ăn dưa muối chua  vì có thể khiến bệnh tình của họ nặng thêm.

Các món dưa cải muối, cà muối tuy là món dân dã, đơn giản nhưng cũng có thể chứa những yếu tố gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Để sử dụng món ăn này một cách an toàn, người sử dụng nên tìm mua cá loại dưa muối chua, cà muối ở các cơ sở uy tín sản xuất đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoặc có thể tự tay mình chế biến món dưa cải củ muối theo cách bài viết chia sẻ rất đơn giản và an toàn để có một món ăn dân dã ngon miệng trên bữa cơm của gia đình.

Kết bài

Nếu đã nắm được cách muối dưa củ cải chua ăn giòn ngon bạn hãy bắt tay thực hiện ngay cách muối dưa cải củ này để cải thiện bữa ăn cho gia đình bạn. Món dưa muối cải củ có chút vị chua, cay cay, mặn, ngọt dễ chịu, kích thích vị giác người ăn và đặc biệt chống ngấy khi ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ. Dưa cải củ chua không những chỉ được thưởng thức như một món ăn riêng mà còn là nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn khác với hương vị cũng rất tuyệt.

Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, ăn canh dưa cải củ muối nấu với sườn hay món cá chép om dưa củ cải muối chua hay cải muối chua xào thịt ba chỉ đều ngon và thanh mát cơ thể.

 

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *