|

Cây Bồn Bồn: 5 Cách Chế Biến Cho Bữa Cơm Ngon

Bồn bồn được biết đến là loại cây chế biến được rất nhiều món ăn đặc sản của Việt Nam. Không chỉ bởi hương vị giòn, ngọt hấp dẫn mà cây bồn bồn còn mang lại nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe. Dưới đây sẽ là một  món ăn được chế biến từ cây bồn bồn, lưu lại công thức và vào bếp ngay nhé!

Cây bồn bồn là gì?

1. Nguồn gốc và phân bố

Cây bồn bồn là loại cây sinh sống trong các đầm, các sông. Chúng ưa nước giống như cây rau muống. Chính vì vậy, tại những nơi như ao hồ, sông suối thường là các vị trí thích hợp để loại cây này có thể phát triển.

Cây bồn bồn là gì?
Cây bồn bồn là gì?

Ở Việt Nam, cây bồn bồn được phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền trung và miền Tây Nam Bộ. Bởi điều kiện tự nhiên của loại cây này thích hợp nên chúng mọc hoang rất nhiều ven các vùng ngập nước.

Chúng ta dễ dàng tìm thấy loại cây này ở các tỉnh như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau,… Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm phèn cũng không phải là điều kiện thuận lợi để loài cây này phát triển. 

2. Đặc tính

Cây bồn bồn là loại cây thân thảo sống lâu năm, cây ưa nước ngọt. Nó có vị cam, tính bình. Thường phát triển tốt vào mùa mưa tại các tỉnh miền Tây. Loài cây này chỉ hấp thụ những thành phần có chứa sẵn trong nguồn đất. Chính vì thế, đây là loại cây lành tính và dễ chăm sóc. 

Người ta thường thu hoạch cọng non vào độ tháng 5 cho đến hết mùa mưa. Người ta thường thu hoạch về rồi bỏ hết lá lấy phần lõi bên trong. Chỉ sau 7 ngày ngâm cùng với nước vo gạo chứa một ít muối là đã có thể sử dụng được.

3. Thành phần cấu tạo

Nhìn bề ngoài thì cây bồn bồn trông khá giống so với cây cói. Chiều cao của thân cây có thể cao đến 100- 200cm. Thậm chí còn có thể cao hơn ở các nước khác.

Lá cây bồn bồn dài và nhỏ như lá của cây lúa, nhìn hao hao lá của cây sả.

Hoa của nó nhìn lại giống đuôi mèo có lông. Hoa cái thường có màu nâu nhạt còn hoa đực thì có màu nâu đậm có pha chút vàng.

Xem thêm:  Củ niễng: 4 Tác Dụng & Cách Nấu Món Ngon

Quả cây bồn bồn không quá lớn và có dạng hình thoi.

Tác dụng của rau bồn bồn tươi

  • Điều trị các bệnh liên quan đến tai. Đặc biệt là bệnh tai bị chảy máu thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Chữa các bệnh lý của phụ nữ liên quan đến kinh nguyệt không ổn định.
  • Có tác dụng hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc thai nhi.
  • Phấn hoa của loại cây này cũng có nhiều công dụng khác nhau. Bao gồm điều trị chứng ho ra máu, chứng chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu viêm.
  • Nếu bị tức ngực, đau hông cũng có thể sử dụng loại cây này để chữa hiệu quả.
  • Trị viêm khớp

Cây bồn bồn làm gì ngon?

1. Rau bồn bồn xào tỏi

Rau bồn bồn xào tỏi
Rau bồn bồn xào tỏi

Nguyên liệu

  • 300 g rau bồn bồn
  • 4 muỗng canh dầu ô liu
  • 1 muỗng canh tỏi băm
  • 2 muỗng canh nước mắm

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Rau bồn bồn mang đi rửa sạch, cắt thành khúc ngắn khoảng 3-5cm. Phần đầu của cây nào to thì mang cắt đôi theo chiều dọc cho dễ ăn và dễ thấm gia vị hơn.
  • Bước 2: Tỏi bóc sạch vỏ, băm nhuyễn, cho vào chảo phi cùng với dầu ô liu. Bật bếp lửa lớn, xào chừng khoảng 30s cho dậy mùi thơm.
  • Bước 3: Cho rau bồn bồn vào đảo thật đều chừng 1 phút thì cho nước mắm vào. Đảo thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp và dọn lên mâm ăn thôi!

2. Dưa bồn bồn

Nguyên liệu

  • Cây bồn bồn 1 kg
  • Nước vo gạo 2 lít
  • Đường 1.5 muỗng canh
  • Muối 3 muỗng canh
  • Giấm 1 muỗng canh
Dưa bồn bồn
Dưa bồn bồn

Các bước thực hiện

Bước 1: Nấu nước ủ dưa bồn bồn

Cho khoảng 2 lít nước vo gạo vào một cái nồi to. Sau đó cho thêm gia vị gồm: 2 muỗng canh muối, 1.5 muỗng canh đường vào. Bắc nồi lên bếp và nấu cho đến khi nước sôi, vớt bọt và tắt bếp rồi để nước ủ nguội hẳn. Đổ nước vào thau, tiếp đó đậy nắp lại và ủ chua nước trong khoảng 2 ngày.

Bước 2: Sơ chế cây bồn bồn

Cây Bồn Bồn mua về mang đi tách bỏ phần già, giữ lại các phần non. Dùng dao để chẻ đôi cây bồn bồn dọc theo thân.

Chuẩn bị thau nước pha 1 muỗng canh muối và 1 muỗng canh giấm, cho toàn bộ bồn bồn vào và ngâm trong 10 phút. Sau đó, đem bồn bồn đi rửa lại cùng với nước lạnh rồi để ráo.

Bước 3: Muối dưa bồn bồn

Chuẩn bị thêm một hũ thuỷ tinh to, cho bồn bồn vào hũ và đổ nước ủ vào ngập hết bồn bồn, sử dụng túi ni lông có chứa nước đè bên trên để bồn bồn luôn có thể ngập trong nước.

Xem thêm:  Cách Làm Kẹo Cu Đơ Chính Gốc Nghệ Tĩnh

3. Gỏi bồn bồn tôm thịt

Nguyên liệu

  • Bồn bồn tươi 200 g
  • Thịt ba chỉ 100 g
  • Cà rốt ngâm chua 50 g
  • Đậu phộng rang 100 g
  • Chanh 2 quả
  • Tỏi 1 củ
  • Ớt hiểm 3 quả
  • Sả 2 cây
  • Rau răm 50 g
  • Dụng cụ: tô, dĩa, bếp,…

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế cây bồn bồn, tôm, thịt

Đầu tiên, các bạn nhặt sạch cây bồn bồn, lấy phần non, cắt thành từng khúc nhỏ cho vừa ăn rồi mang đi rửa sạch. Hòa một ít nước lã cùng nước với cốt chanh, sau đó ngâm bồn bồn để giữ được màu trắng.

Thịt heo các bạn rửa sạch với nước muối. Sau đó luộc chín rồi thái thành lát mỏng, dài. Tôm sú mang đi rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, bỏ đầu và đuôi, chỉ giữ lại phần thịt.

Gỏi bồn bồn tôm thịt
Gỏi bồn bồn tôm thịt

Kế tiếp ướp tôm cùng với gia vị: 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu khoảng 20 phút.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Rửa sạch rau răm rồi cắt thật nhỏ, chừa lại vài cọng dùng để trang trí. Đậu phộng rang chín vàng, giã nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Sả lột bỏ các bẹ già, rửa sạch rồi cắt khoanh tròn, mỏng. Ớt tươi xay nhuyễn.

Bước 3: Pha nước trộn

Cho vào tô các gia vị: 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng canh nước mắm rồi khuấy thật đều cho tan hết. Tiếp tục cho tỏi băm, sả băm và ớt đã xay nhuyễn rồi trộn đều.

Bước 4: Trộn gỏi 

Cho bồn bồn, cà rốt, thịt heo, tôm vào dĩa to hoặc tô rồi rưới thêm một ít nước trộn gỏi lên trên và đảo thật đều cho các nguyên liệu thấm gia vị.

Rắc thêm rau răm cắt nhuyễn và đậu phộng rang, trộn đều là hoàn thành.

Bước 5: Thành phẩm

Gỏi bồn bồn tôm thịt giòn sần sật, có vị chua cay ngọt mặn, hòa quyện cùng với vị bùi béo của tôm thịt. Món ăn sẽ càng thơm ngon, đậm đà hơn khi ăn kèm cùng bánh phồng tôm giòn rụm.

4. Bồn bồn nấu canh chua

Nguyên liệu

  • 300g dưa bồn bồn
  • 1kg cá lóc
  • 100g cà chua
  • 100g giá
  • 50g rau húng quế
  • Ớt, chanh
  • Gia vị: Đường, nước mắm, muối
  • Dụng cụ: Nồi, tô, dĩa

Mẹo chọn mua nguyên liệu

Bước 1: Chọn mua cá lóc tươi ngon

Nên chọn cá có thân hình thon dài sờ vào thấy có độ hồi tốt, thịt cá không bị nhũn. Tốt nhất nên mua cá lóc đồng. Bởi vì thịt cá chắc ngọt và thơm hơn so với các loại cá lóc nuôi. Không nên chọn cá có mùi hơi tanh màu sắc tái và phần bụng bị dập.

Bước 2:

Bồn bồn ngon sẽ có màu trắng, không bị héo gãy dập nát và vẫn còn gốc. Bạn cũng có thể mua bồn bồn tại siêu thị lớn hoặc đặt trên các trang thương mại điện tử uy tín.

Xem thêm:  Hành Tăm (Củ Nén): Gia Vị Lạ Của Ẩm Thực Miền Trung
Bồn bồn nấu canh chua
Bồn bồn nấu canh chua

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế cá lóc

Cá lóc sau khi mua về sơ chế bằng cách đánh sạch vảy, cắt bỏ phần mang, vay và đuôi cá.

Tiếp đến mổ bụng, loại bỏ phần ruột, dùng muối để chà xát lên mình cá, mang đi rửa sạch lại với nước giúp khử hết mùi tanh của cá. Sau đó cắt cá thành các khoanh vừa ăn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Cây bồn bồn mang đi rửa sạch rồi để ráo nước, cà chua cắt thành múi cau. Rau húng quế nhặt lấy lá rồi rửa sạch cắt nhỏ, giá rửa sạch, vớt ra rổ để ráo.

Ớt cắt thành lát nhỏ. Chanh bạn vắt lấy nước cốt cho ra chén pha cùng với 3 muỗng canh đường rồi khuấy đều cho tan.

Bước 3: Nấu canh chua bồn bồn

Bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm 1 lít nước rồi đun sôi. Sau đó cho cá vào luộc đến khi chín rồi vớt ra dĩa.

Tiếp đến, các bạn cho bồn bồn và cà chua vào nồi nước luộc cá rồi đun sôi, cho thêm giá vào đảo thật đều rồi cho hỗn hợp nước cốt chanh đã pha sẵn vào cùng với 1 muỗng canh nước mắm khuấy đều lên.

Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, cuối cùng cho rau húng quế và ớt vào đảo đều rồi tắt bếp. Bạn múc canh chua bồn bồn ra tô rồi cho cá lóc đã luộc lúc nãy vào rồi thưởng thức nhé.

5. Bồn bồn xào thịt bò

Bồn bồn xào thịt bò
Bồn bồn xào thịt bò

Nguyên liệu

  • 500 gr cây bồn bồn tươi
  • 100g Thịt (heo hoặc bò) thái lát
  • Gia vị

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Làm sạch toàn bộ cây bồn bồn, cắt thành khúc khoảng 5-10cm tuỳ ý.
  • Bước 2: Thịt thái thật mỏng, mang đi ướp với chút hạt nêm
  • Bước 3: Phi thơm tỏi, cho toàn bộ thịt vào đảo đều tay khoảng 2-3p cho săn thịt, trút thịt ra dĩa
  • Bước 4: Vẫn là chảo đó, cho tiếp 1 phần tỏi băm vào phi thơm, cho bồn bồn vào xào cùng với lửa to. Đảo cùng với: 1.5 muỗng dầu hào, hoặc 2 muỗng bột nêm. Đảo trong 2 phút thì cho thịt vào xào chung cho đến khi thơm. Tắt lửa, nêm thêm một ít tiêu cho dậy mùi. Bày ra dĩa.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về những công dụng cũng như 5 món ăn được chế biến từ cây bồn bồn. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để sử dụng loài cây này vào bữa ăn của gia đình mình nhé!

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *