Lá Xương Sông: Cây Thuốc & Rau Thơm

Cây xương sông là loại dược liệu mọc hoang dại trong tự nhiên. Người ta chủ yếu sử dụng phần lá xương sông như là một loại thảo dược trong các bài thuốc y học cổ truyền địa phương  hay để ăn như một loại rau rừng với nhiều công dụng chữa bệnh. Cùng tìm hiểu hiểu về loài thảo dược cũng như nhưng công dụng hữu ích mà thảo dược này mang lại cho cơ thể trong bài viết sau.

LÁ XƯƠNG SÔNG LÀ LÁ GÌ?

Cây xương sông hay còn gọi là cây rau húng, xang sông phắc lít (theo người Thái), hạt lộc thảo là một loại thực vật mọc hoang dại ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, Hoa Nam và khu vực Đài Loan. Hiện nay ở nước ta, xương sông mộc phân bổ khắp nơi từ Bắc vào Nam.

Cây xương sông
Cây xương sông

Cây xương sông là loại thực vật có thân thảo, vòng đời trong khoảng 2 năm, thân cây xương sông có chiều cao khoảng từ 0.6 – 2m. Thân cây xương sông mọc thẳng đứng, có rãnh chạy dọc thân.

Đây là thực vật ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, và thường mọc dại ở những vùng đất ẩm. Cây xương sông sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hè hay mùa mưa ẩm, ra hoa kết quả nhiều lần trong năm vào tiết trời mùa thu.

Lá xương sông có hình dáng đặc trưng hình trứng thuôn dài, hai đầu lá nhọn, quanh mép lá có răng cưa, gân lá nổi rõ trên phiến, các lá ở phía trên có kích thước nhỏ hơn các lá  ở dưới phần gốc.

Người ta thường dùng lá non để ăn, lá bánh tẻ để làm thuốc. Thu hái lá quanh năm, thu lá bánh tẻ từ dưới lên, khi hái tránh làm xước thân cây. Dùng tươi hay phơi trong bóng mát hoặc sấy nhẹ.Lá xương sông có thể dùng làm như gia vị, trộn gỏi cá, gỏi thịt, nướng chả, có tác dụng hữu hiệu trong việc chống dị ứng với các loại thức ăn có vị tanh như lươn, ốc, cá.

Hoa xương sông mọc thành cụm thường mọc ở nách lá có màu vàng nhạt. Quả bế hình trụ 5 cạnh. Cây thường ra hoa vào khoảng  tháng 1 – 2 và sai quả nhất khoảng vào tháng 4 – 5 hằng năm.

Hoa xương sông
Hoa xương sông

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của lá xương sông có chứa tới 0,24% tinh dầu, trong đó chủ yếu là limonene, p-cymene, methylthymol cùng nhiều loại hoạt chất khác.

Ngoài ra thảo dược này còn chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể như Phốt pho, sắt, canxi, đường, chất xơ protein, các loại vitamin như vitamin B1, B2, C, và các dưỡng chất hữu ích  khác.

Xem thêm:  Cải Xoăn Kale: 5 Tác Dụng & Cách Trồng Tại Nhà

Từ lâu người dân thường biết đến xương sông như là một loại thảo dược hoang dại và rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Người dân thường sử dụng lá cây như một loại gia vị, có mùi hăng của dầu đặc trưng. Chủ yếu là phần lá và đọt non để ăn, phần lá bánh tẻ dùng để làm thuốc.Lá xương sông có thể thu hái quanh năm, thu hoạch phần lá bánh tẻ từ dưới lên, khi thu hoạch lá cần lưu ý tránh làm xước phần thân cây. Có thể dùng lá tươi hay phơi khô trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đều được.

Phần lá non cũng được người dân tận dụng làm các món như gỏi hay ăn như rau sống. Các lá già hơn có thể băm nhỏ dùng làm nguyên liệu cho các món chả, canh, xào thịt,… Đây là món ăn sản rừng của vùng Tây Ninh được ăn kèm với món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng chứ danh.

Từ một loại lá xương sông mỗi dân tộc lại có một cách chế biến riêng mang nét đặc trưng vùng miền của họ phổ biến nhất sử dụng phần ngọn và lá non nấu, hay xào với các loại thực phẩm khác như thịt, cá, tôm, cua, thịt gà,… Nhưng dù được chế biến bằng cách nào đi nữa lá xương sông vẫn giữ được hương vị tươi ngon đặc trưng.

TÁC DỤNG CỦA LÁ XƯƠNG SÔNG

Theo các sách y học cổ truyền, xương sông có vị đắng cay, tính ấm, có công dụng hiệu quả trong việc trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích hệ tiêu hóa. Thường được dùng để chữa các bệnh thông thường như cảm sốt, ho, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mề đay, huyên suyễn…

Ngoài ra người ta cũng dùng xương sông để chữa các bệnh sốt rét, phù thũng, viêm phế quản, viêm lỡ miệng. Lá xương sông  kết hợp cây Bồ công anh giã nhỏ dùng đắp chữa bệnh viêm vú. Bộ phận dùng làm để thuốc chủ yếu của cây xương sông phần lá bánh tẻ có thể dùng tươi hay phơi khô.  Một số công dụng có thể kể đến như sau:

Chữa bệnh viêm họng, viêm amidan

Nguyên liệu: 5-10 lá xương sông bánh tẻ, 20-30 ml giấm ăn.

Cách thực hiện: Lá xương sông sau khi rửa sạch để ráo nước đập nhẹ cho lá dập (để lá tiết ra tinh dầu) sau đó đem phần lá xương sông nhúng vào giấm dùng để ngậm. Ngậm trong khoảng từ 5 – 7 ngày bệnh viêm họng của bạn sẽ tiến triển rõ rệt.

Bài thuốc này có hữu ích với các chứng bệnh hô hấp như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản…

Chữa ho có đờm, nôn trớ ở trẻ em

Trị ho cho bé bằng lá xương sông
Trị ho cho bé bằng lá xương sông

Nguyên liệu: 2-3 lá lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa mật ong. 

Xem thêm:  Cải Xoăn Kale: 5 Tác Dụng & Cách Trồng Tại Nhà

Cách thực hiện: Lá xương sông đem rửa sạch và thái nhỏ, cho tất cả vào bát con thêm vào mật ong, sau đó đem hỗn hợp hấp cách thủy trong khoảng 10 phút, chắt lấy nước dùng uống nhiều lần trong ngày. Nếu dùng cho người lớn có thể nhai và nuốt cả phần lá.

Trị chứng bệnh đầy bụng khó tiêu

Nguyên liệu: 15-20g lá xương sông tươi

Cách thực hiện: Lá xương sông rửa sạch, đem sắc với 500ml nước, sắc còn một nửa là được. Chia 2-3 lần để uống trong ngày; hay dùng một nắm lá xương sông, rửa sạch sau đó đem hãm như hãm nước trà tươi, dùng để uống nhiều lần trong ngày.

Chữa các mẩn đỏ,  mề đay 

Nguyên liệu: 30-40g lá xương sông, 30-40g lá khế, 20g  lá me đất. 

Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, giã nhỏ và hòa với nước ấm dùng để uống, chia ra dùng 3-4 lần trong ngày, phần bã bạn xoa vào vùng da nổi mề đay.

Chữa bệnh u ở phần vú gây đau nhức

Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông và 1 nắm lá đinh lăng.

12 g rễ xương sông, 12g nam tục đoạn, 12g kinh giới,16g  hoa hòe (sao vàng),16g củ đinh lăng, 16g trinh nữ.

Cách thực hiện: Đem 1 nắm lá xương sông và 1 nắm lá đinh lăng rửa sạch và giã nhỏ đắp tại chỗ bị u, băng lại.

Phần nguyên liệu còn lại cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần dùng uống trong ngày (nên uống thuốc khi còn ấm).

Chữa bệnh đau nhức răng, bị tụt lợi

Nguyên liệu:  20g rễ xương sông rửa sạch phơi khô, 10g hoàng liên,

Cách thực hiện: cho tất cả nguyên liệu vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu vào để ngâm, ngâm hỗn hợp trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng. Dùng bông gòn chấm thuốc bôi vào răng và lợi.

Trị bệnh đau xương khớp

Lá xương sông trị bệnh đau nhức xương khớp
Lá xương sông trị bệnh đau nhức xương khớp

Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông

Cách thực hiện: Lấy lá xương sông rửa sạch, giã nát sau đó xào phần lá cho nóng. Dùng vải bọc thuốc và chườm lên chỗ sưng đau. Nên chườm hàng ngày người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả giảm đau rõ rệt.

Trị các vết thương nhỏ 

Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông

Cách thực hiện: Lấy lá xương sông rửa thật sạch và giã nhuyễn. Dùng đắp vào miệng vết thương sẽ cầm máu nhanh chóng, vết thương chóng lành miệng.

Chữa chứng bệnh huyết áp cao hiệu quả

Nguyên liệu: 100g lá xương sông (lá già có màu xanh thẫm vì loại lá này chứa nhiều tinh dầu hơn)

Cách thực hiện: Sử dụng lá xương sông sau đó rửa thật sạch và đun sôi với nước lọc trong khoảng  5 phút, để nguội. Dùng uống hàng ngày đến khi huyết áp trở lại mức ổn định thì ngưng sử dụng.

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh,bạn cũng có thể cho thêm một nắm ngải cứu vào đun chung với lá xương sông và uống để đảm bảo huyết áp của bạn  luôn ổn định, hạn chế hiện tượng huyết áp bị tụt quá mức.

Xem thêm:  Cải Xoăn Kale: 5 Tác Dụng & Cách Trồng Tại Nhà

2.2. Những lưu ý khi dùng xương sông để chữa bệnh

Xương sông có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng xương sông để chữa bệnh bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý khi dùng lá xương sông để chữa bệnh
Lưu ý khi dùng lá xương sông để chữa bệnh
  • Không dùng bài thuốc lá xương sông với mật ong để chữa bệnh ho cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể sẽ gây ra ngộ độc cho trẻ.
  • Để có tác dụng rõ hơn, trong quá trình trị bệnh ho kết hợp với việc sử dụng bài thuốc từ lá xương sông thì cần giữ ấm cổ họng, khi đi ra ngoài chú ý t mặc áo khoác hoặc tốt nhất mang khăn choàng cổ.
  • Người bị ho cần tránh ở trong môi trường điều hòa lâu, đặc biệt môi trường khô và lạnh, t môi trường ô nhiễm, tránh xa khói thuốc lá và các vật dễ gây kích thích như phấn hoa, nước hoa, lông động vật
  • Ngoài việc sử dụng xương sông để trị bệnh ra bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi trong các bữa ăn.
  • Nếu sử dụng các bài thuốc trong thời gian dài mà tình trạng bệnh không có chuyển biến thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Không được dùng bài thuốc bừa bãi đặc biệt là cho phụ nữ có thai, đồng thời khi sử dụng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trung y trước khi sử dụng các bài  thuốc nhằm tránh sử dụng sai cách hoặc sử dụng không đúng vị thuốc có thể gây hại cho cơ thể.
  • Thận trọng khi hái lá xương sông, đảm bảo cây không có bị dính thuốc bảo vệ thực vật hay bất chất gây hại nào, tốt nhất chỉ nên sử dụng những cây mộc hoang dại và khi sử dụng bạn hãy rửa thật sạch với nước muối pha loãng.
  • Lá xương sông có vị cay, tính ấm có tác dụng rộng khắp nên có thể gây giảm tân dịch, người khô táo cho người sử dụng nhiều. Vì vậy không nên dùng lá xương sông lâu ngày.

Lá xương sông là thảo dược chữa ho khá hiệu quả với nhiều người, có thể dùng cho cả mẹ bầu và trẻ em.  Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ hay chuyên gia khi có ý định sử dụng chung với thuốc điều trị. Thực tế trong quá trình điều trị đã chỉ ra rằng  sử dụng loại lá  cây xương sông chỉ làm giảm các triệu chứng chứ không thể loại bỏ tận gốc các vấn đề gây nên bệnh. 

Những thông tin về bài thuốc trong bài mang tính chất tham khảo. Bạn cần lưu ý tham vấn ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào để chữa bệnh. Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích cho bạn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *