|

4 Tác Hại Của Gạo Lứt Mà Ít Ai Biết

Gạo lứt được xem là một loại gạo nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ hơn gạo trắng. Vì khác với gạo trắng, thì gạo lứt còn giữ được lớp cám gạo bao bọc bên ngoài. Mà lớp cám gạo này thì rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Giúp cho gạo lứt có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nhưng gạo lứt vẫn có một số tác hại nhất định. Bạn cứ yên tâm là những tác hại của gạo lứt được nêu sau đây sẽ không có gì ghê gớm đâu. Chỉ cần bạn chịu khó để ý một chút trong lúc nấu gạo lứt thì sẽ không sao hết.

HÀM LƯỢNG ASEN

Trong gạo lứt có chứa hàm lượng asen (thạch tín) cao hơn 50% so với gạo trắng. Gạo làm từ lúa nước thường sẽ có lượng thạch tín cao hơn so với các loại hạt ngũ cốc khác như lúa mì hay lúa mạch. Vì lúa nước mọc ngập trong nước nên sẽ hấp thụ lượng thạch tín cao hơn.

Giảm hàm lượng asen trong gạo lứt:

Để giảm việc hấp thu thành phần asen vào cơ thể, thì bạn cần vo kỹ gạo trước khi nấu. Đúng là khi vo kỹ thì gạo sẽ mất nhiều thành phần tốt ở trong cám. Tuy nhiên để an toàn thì chúng ta cần phải hy sinh một chút. Vo gạo nhiều lần với nhiều nước là cách tốt để loại bỏ thành phần thạch tín có trong gạo.

Xem thêm:  Trà Tân Cương Thái Nguyên: 5 Điều Nên Biết

Việc thứ hai bạn có thể làm đó là đa dạng hoá các loại tinh bột mà bạn ăn hàng ngày. Đối với người Việt chúng ta thì gạo luôn là nguồn tinh bột chính. Các món từ gạo cũng chiếm đa số trong nền ẩm thực của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có thể chọn các nguồn tinh bột khác như yến mạch, khoai hay chuối. Những nguồn tinh bột này cũng rất rẻ tiền và giàu chất dinh dưỡng.

VẤN ĐỀ VỀ ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

Gạo lứt là nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong việc hỗ trợ một đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Chất xơ còn là “nhà” và nơi trú ngụ cho các vi khuẩn tốt trong đường ruột phát triển.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Như khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.

Giảm hấp thụ chất xơ:

Gạo lứt tốt nhưng nhiều người hay có thói quen là cái gì tốt là phải ăn nhiều. Tuy nhiên, gạo lứt khó tiêu hơn so với gạo trắng vì hạm lượng chất xơ cao hơn.

Để giảm gặp các triệu chứng về tiêu hoá khi ăn gạo lứt. Thì bạn cần giảm lượng gạo lứt ăn mỗi bữa. Sau khi ăn thì nhớ uống nhiều nước.

THÀNH PHẦN AXIT PHYTIC

Trong gạo lứt có chứa một thành phần có tên là axit phytic. Thành phần này có thể làm hạn chế sự hấp thu một số khoáng chất – đặc biệt là sắt, kẽm và canxi.

Xem thêm:  Hành Tăm (Củ Nén): Gia Vị Lạ Của Ẩm Thực Miền Trung

Thành phần axit phytic được xếp vào nhóm chất kháng dinh dưỡng (antinutrional factor). Chất kháng dinh dưỡng là những chất làm hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Giảm axit phytic trong gạo lứt:

Ngâm gạo với nước trong vòng 30 phút đến 1 tiếng có thể giúp làm giảm hàm lượng axit phytic có trong gạo lứt. Ngoài ra thì khi bạn có thể ăn các thực phẩm thật sự  giàu chất dinh dưỡng thì việc axit phytic giảm hấp thu một phần nhỏ các chất dinh dưỡng thì cũng không hề hấn gì đâu.

CÁC TÁC HẠI KHÁC CỦA GẠO LỨT

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng một số người có thể bị dị ứng với gạo lứt hoặc các sản phẩm làm từ gạo. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban da, nổi mề đay, ngứa, sưng tấy và khó thở.

Giải quyết trường hợp này:

Nói chung để biết được lý do tại sao bạn bị dị ứng với gạo lứt là rất khó. Việc đầu tiên bạn cần làm là ngưng ăn gạo lứt. Và việc thứ hai là đến bệnh viện gần nhất để được tư vấn bởi bác sĩ.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *