Lá Trà Xanh Tươi: 10 Tác Dụng & Cách Nấu
Lá trà xanh tươi được bày bán rất nhiều tại các siêu thị lớn nhỏ. Tâm lý của nhiều người tiêu dùng là đồ tươi bao giờ cũng sẽ tốt hơn đồ khô. Thế nên lá trà xanh tươi được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Đặc biệt, uống lá trà xanh tươi còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy cách pha lá trà xanh như thế nào là đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới các bạn nhé!
Lá trà xanh tươi là gì?
Lá trà xanh tươi là một trong những loại lá được người nông dân hái từ lá của cây trà hay còn gọi là cây chè (camellia sinensis). Không nên có sự nhầm lẫn giữa cây trà với cây hoa trà hay cây tràm trà. Vì đây là những loại cây khác nhau.
Cây trà là loài cây đã xuất hiện ở nước ta từ hàng nghìn năm nay. Nếu đã từng đến với vùng núi cao như Hà Giang hay Yên Bái thì bạn sẽ bắt gặp rất nhiều đồi trà cao đã hàng trăm năm tuổi đời.
Tác dụng của lá trà xanh
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Trong lá trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp chúng ta bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ra các bệnh về ung thư. Thành phần chống oxy hóa trong lá trà xanh có hiệu lực hơn nhiều so với vitamin C hay vitamin E. Ngoài ra, chúng còn có thể giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy bởi các bệnh ung thư.
2. Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch
Uống trà xanh còn giúp các bạn cắt giảm được lượng cholesterol và do đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ.
3. Giảm thâm quầng ở mắt
Trà xanh còn có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm sưng, thâm ở quầng mắt thông qua việc giảm sự giãn nở của các mạch máu dưới mắt.
Bên cạnh đó, nó cũng chứa lượng nhỏ caffeine và tanin. Từ đó giúp giảm lượng nước bên trong các mô và thắt chặt vùng da ở quanh mắt.
4. Ngăn chặn sâu răng
Trong kem đánh răng thường sẽ chưa một ít thành phần trà xanh, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn dẫn đến hội chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, các thành phần có bên trong trà xanh cũng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng.
5. Giúp hệ xương khỏe mạnh
Chứa chất florua cao, trà xanh còn hỗ trợ phát triển hệ xương của bạn. Do đó, để bảo vệ hệ xương, các bạn hãy uống trà xanh mỗi ngày nhé!
6. Làm đẹp da
Trà xanh có thể giúp cho da của bạn trở nên khỏe mạnh hơn bằng cách uống lẫn bôi ngoài da. Trà xanh còn chứa nhiều thành phần EGCG. Đây là thành phần chống oxy hoá.
Trà xanh còn có tác dụng tốt khi các bạn bôi ngoài da. Nếu da của bạn bị mụn nhưng lại quá nhạy cảm với các loại thuốc trị mụn thì các bạn có thể thử qua trà xanh.
7. Giúp gan khỏe mạnh
Trà xanh giàu catechin là một loại chất chống oxy hóa thực vật có thể cải thiện chức năng gan và làm giảm lượng chất béo trong gan.
8. Giúp huyết áp ổn định
Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh giảm huyết áp, tốt với những ai mắc huyết áp cao.
9. Tăng cường hệ miễn dịch
Trà xanh còn có chứa hai chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch của chúng ta, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, và có khả năng chống lại vết nhiễm trùng. Ngoài ra, trà xanh còn có một số tác dụng như: giảm cân , tăng cường trí nhớ hay giảm bệnh tiểu đường…
Hướng dẫn uống trà xanh đúng cách
Rửa trà thật sạch trước khi dùng
Rửa thật sạch trà trước khi dùng (đối với trà tươi) sau đó tráng sơ qua trà 1 lần trước khi các bạn tiến hành pha (điều này áp dụng cả với trà khô và trà tươi).
Pha trà ở nhiệt độ vừa phải
Nhiệt độ của nước pha trà phù hợp là khoảng 80 độ C. Các bạn không nên pha trà với nước đang sôi. Đặc biệt các bạn cũng không nên uống trà khi quá nóng, khi uống chè xanh quá nóng sẽ gây tổn thương đến dạ dày, dẫn đến bệnh viêm đau loét dạ dày.
- Mỗi ngày các bạn chỉ nên uống khoảng 500ml nước trà.
- Không nên để trà qua đêm, kể cả khi bạn đặt vào tủ lạnh.
- Không nên cho đường vào trà
Đường khi kết hợp với nước trà có thể làm mất mất hoàn toàn chất dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng mật ong thay vì đường, và không nên cho thêm bất kỳ chất gì vào trà nhé!
- Tránh uống trà đặc: Để tận dụng hết các ưu điểm của lá trà xanh, thì các bạn hãy pha trà ở mức vừa phải, không nên uống trà quá đặc.
- Không nên uống quá nhiều trà xanh
Chỉ nên uống từ 1-2 ly trà xanh mỗi ngày là đủ nhé! Nếu uống quá nhiều sẽ gây hại đến với sức khỏe như: rối loạn hệ tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ,…
Không uống trà với thuốc
Nếu các bạn đang muốn uống trà xanh thì không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào. Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất có bên trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm giảm tác dụng của thuốc và cơ thể khó hấp thu.
Không uống trà vào lúc đói
Trà xanh còn có khả năng kích thích dạ dày tiết ra các chất chua, vị chua sẽ làm cho bạn mất cảm giác ngon miệng, cơ thể không thể hấp thu thức ăn hiệu quả. Hơn nữa, khi dạ dày trống của bạn rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ tác động đến vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Tạo nên cảm giác cồn cào, nôn nao trong người. Hơn nữa bạn còn có thể chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu.
Không uống trà ngay sau bữa ăn
Rất nhiều người có thói quen uống một cốc trà xanh ngay sau khi ăn. Điều này còn làm cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy, bạn cũng không nên uống trong bữa ăn.
Uống trà đúng thời điểm
Thời gian lý tưởng để bạn có thể uống trà xanh là một giờ trước hoặc sau khi ăn. Nếu bạn đang ăn kiêng và muốn kiểm soát cần nặng thì bạn uống trà xanh một giờ trước bữa ăn.
Cách nấu lá trà xanh tươi
Chuẩn bị
- 100g lá trà xanh tươi
- Nồi hay ấm đun có dung tích khoảng 2 lít
Cách làm
- Tiến hành rửa thật sạch lá trà xanh tươi cùng với nước. Nhặt sạch những phần lá bị hỏng.
- Cho lá trà vào nồi sau đó bỏ vào ấm đun. Đổ thật đầy nước.
- Đun lửa lớn cho đến khi nước sôi hoàn toàn thì để lửa nhỏ lại.
- Tiếp tục đun như vậy trong vòng 10 phút thì tiến hành tắt bếp.
- Để nước trà nguội rồi rót ra ly để uống. Có thể cho thêm đá vào để dễ uống hơn.
Cách bảo quản lá trà xanh tươi
1. Bảo quản ở nơi khô ráo
Nhiệt độ cao cùng với độ ẩm thấp sẽ khiến các các lá trà xanh nhanh chóng hỏng. Do đó, bạn nên bảo quản lá trà ở những nơi như tủ bếp sẽ có nhiệt độ ổn định, tránh hư hỏng.
2. Không để chung với các loại thực phẩm khác
Trong quá trình bảo quản, không nên bỏ lá trà tươi cùng với các loại thực phẩm khác. Bởi vì làm vậy thì sẽ làm giảm mùi hương của lá chè.
3. Bảo quản trong tủ lạnh
Một cách bảo quản khác mà bạn có thể tha, khảo đó là bảo quản lá trà tươi bên trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, các bạn chỉ cần rửa sạch lá trà sau đó cho vào túi nilon rồi buộc lại cho thật chặt. Lưu ý là các bạn nên để lá trà ráo nước và túi nilon cũng phải thật khô thì mới được nhé!
Tác dụng của chè xanh đối với phụ nữ
Theo Đông Y, lá chè xanh có một vị đắng chát, tính mát ngọt. Đây chính là lí do vì sao, lá trà xanh có tác dụng trong việc thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và làm giảm bớt mụn nhọt.
Theo khoa học hiện đại, trong lá trà xanh còn chứa một loại catechin đặc biệt đó chính là Epigalocatechingalat (hay còn gọi là EGCG). Theo đánh giá của các các nhà nghiên cứu, hoạt chất EGCG trong trà xanh có khả năng chống oxy hóa gấp 100 lần so với các loại vitamin C và 25 lần so với các loại vitamin E. Họ đã tìm ra được những tác động tích cực của các hoạt chất này trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các chất chống oxy hóa có trong nước chè xanh còn được minh chứng là có tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu của lão hóa ngay từ bên trong cơ thể. Vì thế nếu các bạn uống tách trà xanh mỗi ngày thì có thể giúp tinh thần sảng khoái, cơ thể tràn đầy sức sống, loại bỏ những sắc tố đen ra ngoài cơ thể.
Sử dụng nước chè xanh để rửa mặt, tắm sẽ giúp làn da tăng độ đàn hồi và giảm nếp nhăn đáng kể. Chính vì thế, một số chị em phụ nữ nếu khi bị mẩn ngứa hoặc đơn giản là muốn vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ hơn sau khi sinh thường thì có thể rửa bằng nước chè xanh. Tính kháng khuẩn trong loại lá này sẽ giúp các chị em phụ nữ bớt ngứa ngáy, khó chịu và vùng kín luôn thoáng sạch.
Tắm lá trà xanh
1. Cách tắm bằng lá trà xanh để điều trị rôm sảy cho bé
Việc tắm lá trà xanh có tác dụng lớn đến việc trị rôm sảy ở trẻ. Bạn chỉ cần có một nắm lá trà xanh tươi, rồi mang đi rửa sạch sẽ và để ráo nước.
Bạn hãy vò thật nát nắm lá trà rồi cho vào một nồi nước sau đó đun sôi lên. Trong khoảng thời gian khoảng 10 phút và để cho nước nguội bớt. Bạn tiến hành đổ nước trà xanh đó vào chậu để tắm, rồi cho bé vào trong chậu. Ngâm mình của bé trong khoảng thời gian và sử dụng khăn vải mềm để cọ cho bé. Để điều trị hiệu quả và dứt điểm, mẹ nên thực hiện đều đặn từ 2 đến 3 lần / tuần.
2. Cách tắm lá trà xanh giúp thư giãn và giảm đau nhức cơ bắp
Để thư giãn đầu óc và giảm bớt cơn đau cơ bắp sau những ngày làm việc mệt mỏi. Các bạn lấy một nắm lá trà xanh, rồi mang đi rửa thật sách và để ráo hết nước. Cho vào nồi nước và đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, các bạn tiến hành lọc lấy nước lá trà xanh để hòa cùng với nước tắm của mình. Bạn cũng có thể cho thêm một giọt tinh dầu, rồi ngâm mình khoảng 15 – 20 phút. Để thư giãn và gân cốt được thả lỏng.
3. Cách tắm trà xanh để trị bệnh thủy đậu
Tắm trà xanh cũng có tác dụng lớn trong việc điều trị thủy đậu, các bạn chỉ cần một nắm lá trà xanh với một nắm muối là bạn có thể đẩy lùi căn bệnh thủy đậu mà mình đang mắc bệnh. Rửa sạch sau đó vò nát lá trà xanh cho vào nồi đun sôi với một ít muối. Bạn lọc lấy nước trà xanh, và hòa vào nước tắm. Sau đó ngâm mình trong nước và kỳ cọ người một cách nhẹ nhàng, giúp đẩy lùi mụn, thâm do thủy đậu gây nên.
4. Cách tắm trà xanh giúp làm trắng da
Để có làn da mịn màng và trắng sáng, các bạn cần chuẩn bị nắm lá trà xanh tươi, một vỏ bưởi, thêm một quả chanh và 4 lát gừng và một ít muối. Mang đi rửa sạch tất cả các nguyên liệu, rồi để cho ráo hết nước. Cho tất cả vào nồi đun sôi lên một lúc, để nguội.
Tiếp theo, hãy chắt lấy nước rồi pha vào nước tắm. Bạn hãy thái một vài lát chanh mỏng cho vào chậu trước khi tắm trắng. Các nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ đẩy lùi những vùng da bị sạm, thâm đen, ngăn ngừa mụn phát triển. Mang lại cho bạn làn da trắng mịn.
Hy vọng với những nội dung chi tiết ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về lá trà xanh. Trà xanh không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và còn giúp các bạn chăm sóc ngoại hình nữa. Đắp mặt nạ trà xanh, xả tóc bằng lá trà tranh hay xông mặt đang ngày càng phổ biến.