Bắp sú thực phẩm tốt cho sức khỏe ít ai biết tới
Bắp sú là một loại rau xanh rất quen thuộc với chúng ta, được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao. Với lượng nước dồi dào chứa rất ít các chất béo và không chứa cholesterol, bắp cải sú có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Cùng tìm hiểu tất tần tật về tác dụng của loại thực phẩm này trong bài viết sau.
Bắp sú là gì?
Bắp sú chính là bắp cải có tên khoa học Brassica oleracea thuộc nhóm Capitata một số nơi còn gọi là cải nồi là một loại rau chủ lực trong họ Cải. Đây là loài thực vật thân thảo, sống hai năm, có hoa và thuộc nhóm hai lá mầm.
Bắp sú là cây thân thảo có thân to và khá cứng.Các lá cải thảo có hình dạng đặc thù tạo thành một cụm đặc hình gần như hình tròn. Phiến lá có màu xanh nhạt. Cây bắp sú vào năm thứ hai sẽ ra hoa mọc thành chùm ở phần ngọn cây hoa có màu vàng.
Cây bắp sú có nguồn gốc từ vùng ven biển Địa Trung Hải. Mặc dù các nhà khoa học chưa thể xác định chắc chắn thời gian xuất hiện loại cải này, tuy nhiên có thể nhận định rằng bắp sú đã xuất hiện từ khoảng 3.000 năm trước.
Bắp cải sú được trồng vào vụ đông xuân ở các tỉnh miền bắc, miền trung và vùng Tây Nguyên. Cải sú thuộc nhóm cải thảo có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ cần thiết để phân hoá ra mầm hoa là từ 1-10 °C trong khoảng 15-30 ngày tùy khả năng sinh trưởng của giống cây.
Bắp cải sú có chứa nhiều vitamin C ( khoảng 44%) và vitamin K (khoảng 72%). Bắp cải sú cũng chứa một lượng vừa phải (khoảng 10-19%) các loại vitamin khác như vitamin B6 và B9 (axit Folic hay còn gọi là folate). Cải sú ngoài việc dùng như là món ăn ngon ra còn có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe như: phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ,nước cải sú tươi chữa bệnh loét da hiệu quả.
Tác dụng của bắp sú
Cải sú là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, một số tác dụng của cải bắp sú có thể kể đến như sau:
1. Ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư
Các loại bắp cải nói chung chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Một bát bắp cải tím thái nhuyễn (khoảng 100g) chứa hơn 85% lượng vitamin C được các nhà khoa học khuyến cáo cho cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày.
Vitamin C đã được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh. Nó có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây ra, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, kể cả bệnh nguy hiểm như ung thư.
Vitamin C cũng là chất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen của cơ thể,góp phần duy trì sự khỏe mạnh của làn da, cơ, xương và các mạch máu. Mặc khác nó cũng giúp cơ thể dễ hấp thụ chất sắt hơn.
Các nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những phụ nữ sử dụng một lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh sẽ làm giảm nguy cơ gây bệnh ung thư vú.
2. Tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch
Trong bắp cải sú có hơn 36 loại anthocyanin khác nhau, là thực phẩm nên ưu tiên cho những người mắc bệnh về tim mạch và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch. Tăng cường lượng anthocyanin thông qua chế độ ăn uống thường ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về mạch vành và hỗ trợ ức chế khả năng phát triển bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh tác dụng của bắp cải sú trong việc làm giảm mức cholesterol xấu LDL. Đó là nhờ 40% chất xơ hòa tan trong tổng số hàm lượng chất xơ bên bắp sú. Song đó, phytosterol cũng có tác dụng làm giảm lượng LDL bằng cách ngăn cản việc hấp thụ các cholesterol qua đường tiêu hóa.
3. Giúp ổn định chỉ số đường huyết
Theo số liệu hiện nay, hơn một tỷ người trên thế giới mắc chứng bệnh cao huyết áp. Đây chính là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ gây bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Chế độ sinh dưỡng ngày nay dễ gây mất cân đối tỷ lệ giữa natri và kali nạp vào cơ thể, khiến huyết áp tăng cao.
Kali là một khoáng chất và chất điện giải quan trọng có tác dụng hạ huyết áp và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Nó giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bằng thông qua việc bài tiết lượng natri thừa qua đường nước tiểu.
Bắp cải, nấm, quả việt quất hoặc các loại rau xanh khác là những thực phẩm giúp bổ sung hàm lượng Kali cần thiết cho cơ thể.
4. Cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa
Bắp cải sú không chỉ giúp bạn bổ sung lượng nước cho cơ thể mà còn cung cấp một lượng lớn các chất xơ không hòa tan trong ruột. Chất xơ không hòa tan được biết đến là một loại carbohydrate không phân hủy trong đường ruột. Chúng thúc đẩy hoạt động của đường ruột thường xuyên hơn, nhờ đó hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn.
Chất xơ hòa tan có trong bắp cải cũng làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như bifidobacteria và lactobacilli. Những loại lợi khuẩn được biết đến với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch và sản xuất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin K2 và B12.
Dù bạn ăn bắp cải sú như một loại rau sống hay nấu chín để dùng đều rất có ích cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón và các bệnh về đường ruột khác.
5. Bổ sung vitamin K và hỗ trợ cho quá trình đông máu
Vitamin K có tác dụng ngăn ngừa bệnh máu khó đông ở trẻ sơ sinh, chóng lành vết thương, giảm sưng và hạn chế tụ máu bầm.
Sự thiếu hụt lượng vitamin K sẽ khiến máu khó đông, nếu tình trạng trầm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết không ngừng, gây tử vong. Sử dụng bắp cải sú cung cấp đến 85% lượng vitamin K được khuyến nghị mỗi ngày (khẩu phần 89g). Chế độ ăn cân đối với nhiều bắp cải sú sẽ hỗ trợ hệ enzyme ở gan tổng hợp các yếu tố đông máu.
6. Ăn nhiều bắp sú có thể giúp giảm viêm
Viêm mãn tính có thể liên quan đến nhiều bệnh như bệnh tim, đau thấp xương khớp và bệnh viêm đường ruột. Các loại rau xanh họ cải thảo nói chung, điển hình như cải bắp sú, chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau như sulforaphane và kaempferol, có khả năng giảm các bệnh viêm mãn tính.
Theo kết quả nghiên cứu trên 1.000 phụ nữ được thực hiện ở Trung Quốc đã chứng minh rằng, mức độ viêm mãn tính ở những người ăn nhiều rau họ cải thấp hơn những người ăn ít hoặc không ăn.
Món ngon từ bắp sú
1. Bắp sú xào
Nguyên liệu:
- 1 bắp bắp sú (300-400g)
- 1 quả cà chua
- 1 ít hành lá
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Hành lá, cà chua rửa sạch và thái nhỏ.
- Cải bỏ bớt lá già, hư và thái nhỏ bắp cải sú, sau đó ngâm với nước muối loãng và rửa sạch.
Bước 2: Tiến hành xào: Bắt chảo dầu nóng trên bếp đợi dầu sôi cho cà chua vào xào. Khi xào được khoảng 2 phút cho cà chua săn lại cho bắp sú vào xào, nêm thêm 1 muỗng hạt nêm. Đợi khi cải gần chín thì cho thêm 1 muỗng bột ngọt và một muỗng nước mắm. (có thể điều chỉnh liều lượng để phù hợp với khẩu vị của bạn).
Bước 3: Khi bắp sú chín tới thì cho thêm hành lá băm nhỏ và tắt bếp.
2. Bắp sú cuộn thịt
Nguyên liệu:
- 200g thịt xay
- 150g bắp cải sú
- 30g cà rốt băm nhuyễn
- 50g nấm hương (hoặc nấm mèo)
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở và sắt nhuyễn.
- Bắp cải sú tách thành từng lá và ngâm trong nước muối loãng sau đó rửa sạch.
Bước 2: Ướp thịt:
Chuẩn bị một cái tô vừa lần lượt cho các nguyên liệu vào thịt xay, hành tím băm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước mắm, tiêu, nấm hương, hành lá và trộn đều. Cho thêm một tí dầu ăn và để khoảng 15 phút để thấm gia vị.
Bước 3: Trụng hành lá và bắp cải sú trong khoảng 30 giây cho mềm.
Bước 4: Cuộn thịt: Đặt lá bắp cải sú trên dĩa và cho lượng nhân thịt vừa đủ vào và cuốn lại. Để cuộn thịt được chặt hơn bạn dùng hành lá buộc lại.
Bước 5: Hấp các cuộn bắp cải trong khoảng 20 phút. Lấy bắp cải ra khỏi nồi và trình bày trên dĩa cho đẹp.
3. Bắp sú muối chua
Nguyên liệu:
- Bắp cải sú
- Cà rốt
- Hành lá
- Hành tím
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bắp cải sú bỏ lá già sau đó thái sợi rộng khoảng 0,5 cm. Sau đó đem ngâm nước muối loãng, rửa sạch để ráo.
- Cà rốt gọt bỏ vỏ và thái sợi ngâm nước muối loãng rửa sạch để ráo.
- Hành tím bỏ vỏ và rửa sạch để ráo.
- Hành lá thái khúc khoảng 10-15 cm
Bước 2: Nấu nước muối
Công thức:
- 1 kg rau (bắp sú, cà rốt,…)
- 2 lít nước
- 50g muối
- 40g đường
Đun nước đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 3: Muối bắp sú
Chuẩn bị một cái bình, trộn tất cả nguyên liệu bắp sú, cà rốt, hành lá, sau đó cho tất cả vào bình và đổ nước muối ngâm. Cho thêm hành tím lên trên, đậy kín miệng bình và ngâm khoảng 2 ngày là có thể dùng được.
4. Bánh bắp sú
Nguyên liệu:
- 300g bắp sú
- 50g bún tàu
- 1 củ cà rốt
- Mè đen
- Hành lá
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bắp sú loại bỏ phần lá già, hư, sắt nhỏ ngâm trong nước muối loãng và rửa sạch để ráo.
- Bún tàu ngâm trong nước ấm cho nở. Sau đó xắt nhỏ bún thành đoạn vừa ăn.
- Cà rốt rửa sạch, xắt sợi
- Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ
Bước 2: Trộn nguyên liệu:
Chuẩn bị một cái tô to (hoặc thau nhỏ): Lần lượt cho tất cả nguyên liệu vào: bắp sú, cà rốt và bún tàu. Nêm thêm 1 muỗng hạt nêm chay, nửa thìa cà phê muối, 1 thìa đường, nửa thìa nước tương, nửa thì hắc xì dầu và trộn đều. Sau đó cho thêm 2 thìa canh bột mỳ tiếp tục trộn cho đều các nguyên liệu.
Bước 3: Bắt chảo tiến hành chiên bánh (tốt nhất nên dùng chảo chống dính). Khi bánh vừa chín thì rắc thêm xíu mè và trở mặt bánh. Chiên vàng cả 2 mặt bánh thì lấy ra dĩa.
Bánh có thể ăn kèm tương ớt hay tương cà đều ngon.
5. Canh bắp sú
Nguyên liệu:
- Nửa bắp cải
- 1 trái cà chua
- 3 củ hành tím
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bắp sú thái nhỏ, ngâm nước muối sau đó rửa sạch để ráo
- Cà chua rửa sạch và thái mỏng thành lát
- Hành tím tách bỏ vỏ và thái mỏng
Bước 2: Xào nguyên liệu:
Chuẩn bị một cái chảo vừa, cho thêm một ít dầu đợi dầu nóng cho hành tím vào phi cho dậy mùi. Sau đó cho cà chua vào xào đến khi ngã màu đỏ đẹp mắt thì cho bắp sú vào xào tiếp. Nêm thêm 2 thìa hạt nêm, rau tái là có thể tắt bếp.
Bước 3: Nấu canh:
Chuẩn bị một nồi nước đun cho sôi. Đợi khi nước sôi thì cho nguyên liệu đã xào vào đun tiếp. Khi gần sôi thì nêm lại cho vừa ăn thêm 1,5 thìa canh hạt nêm. Đun đến khi nước sôi lại thì tắt bếp.
Cải sú là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch và những người cao huyết áp. Chúng cung cấp lượng vitamin C và K cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và chống viêm mãn tính hiệu quả. Giá của chúng trên thị trường nông sản khá bình dân và có thể tìm ở bất kỳ chợ hay siêu thị nào. Thế nên, bạn hãy thêm món bắp cải sú vào thực đơn hàng ngày của gia đình để tăng cường sức khỏe cho những người thân yêu.