Kẹo mạch nha
|

Cách Làm Kẹo Mạch Nha Đơn Giản Tại Nhà

Khi nói tới kẹo mạch nha chắc nhiều người  không còn xa lạ, nó gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, ắt hẳn không thể quên món “bánh tráng kẹo”. Miếng bánh tráng mỏng ở bên trên có một lớp kẹo đường mạch nha và điểm thêm một ít dừa trắng thêm chút mè vàng thơm lừng. Đã cho ra món kẹo ngọt làm say mê biết bao thế hệ. Miếng “bánh tráng kẹo”  ngày ấy đã đi ký ức tuổi thơ của mọi người  chính là nhờ vị ngọt, thơm của lớp mạch nha.

Mạch nha là còn món ăn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của chúng ta. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn về món kẹo mạch nha vô cùng thơm ngon lại bổ dưỡng để bạn chiêu đãi cho gia đình bạn bè trong những ngày gần cuối năm này nhé.

1. Kẹo mạch nha là gì?

Mạch nha hay còn gọi với nhiều tên khác như là di đường, mạch nha, đường dẻo, đường mạch nha, Maltose. Người ta lấy mạch nha hay cốc nha (lúa mạch hay lúa gạo) ngâm ủ cho nảy mầm, xay bỏ phần vỏ trấu bên ngoài sau đó hòa với ít nước, lọc và cô lại tạo thành kẹo mạch nha; hoặc một cách khác có thể  rắc bột mạch nha hay cốc nha lên cháo gạo, ngô hay  tiểu mạch, để phần qua một đêm sau đó lọc lấy nước trong và cô đặc lại. 

Thành phần mạch nha chứa đường maltose là chủ yếu, ngoài ra còn có một số thành phần khác như glucose, fructose và protein. Đường mạch nha hay kẹo mạch nha có độ quánh dẻo, màu vàng ngà ngà, khá trong, có độ ngọt thấp hơn đường saccharose và glucose đặc biệt rất dễ tiêu hoá.

Kẹo mạch nha
Kẹo mạch nha

Kẹo mạch nha là sản phẩm ăn vừa ngon lại vừa bổ dưỡng và là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm như bánh kẹo và bia. Đường mạch nha có tác dụng chính trong việc làm tăng độ dai cho kẹo, khá nhiều tơ, không bị lại đường, không bị chảy do không hút ẩm và là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất bia..

Ngoài ra, đường mạch nha còn được sử dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác. Kẹo mạch nha được sử dụng làm món ăn phụ rất bổ dưỡng nhờ có nhiều sinh tố, rất hợp tỳ vị, nhất là người có dạy dày yếu.

Theo sách y học cổ truyền  phương Đông, mạch nha có vị ngọt, tính ấm tốt cho Tỳ, Vị, Phế. Có công dụng trong việc điều vị hòa trung, an thai chỉ thống, bổ hư, nhuận phế, sinh tân, chỉ khái, nhuận tràng. Sử dụng tốt cho những người có cơ thể bị suy nhược, loét dạ dày tá tràng, viêm khí phế quản, ho khan ho có đờm dính và bệnh táo bón.

Xem thêm:  Bánh Đậu Xanh Hải Dương: Cách Làm Tại Nhà Đơn Giản

Liều lượng dùng mỗi ngày có thể dùng khoảng 30 – 60g. Có thể dùng làm gia vị ngọt cho món canh, nước sắc hoặc hãm trà để uống thuốc. 

Xin giới thiệu đến 6 bài thuốc đơn giản và thực đơn chữa bệnh hiệu quả có thành phần kẹo mạch nha.

Mạch nha sa nhân thang
Mạch nha sa nhân thang
  • Bài thuốc thứ 1 (Mạch nha sa nhân thang): thành phần 20g mạch nha, 20g sa nhân. Cách sắc thuốc:  Sa nhân sắc lấy nước, hoà thêm phần mạch nha vào nước sa nhân sắc để uống. Bài thuốc này dùng để an thai.
  • Bài thuốc thứ  2 (Tiểu kiến trung thang): thành phần 8g Quế chi, 16g bạch thược, 8g chích thảo, 12g sinh khương, 4 quả đại táo, 40g mạch nha. Cách sắc thuốc: Các vị thuốc đem sắc, lược bỏ bã, hòa mạch nha vào, dùng uống nóng 3 lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng trong việc ôn trung, bổ hư, hoãn cấp chỉ thống. Chữa các chứng bệnh như tỳ vị hư hàn gây đau bụng, thích chườm nóng, cơ thể mệt mỏi,thiếu ngủ, biếng ăn, sắc mặt xanh, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế sác.
  • Bài thuốc thứ 3 (Đại kiến trung thang): thành phần: 8g can khương, 8-12g nhân sâm, di 40-80g đường, 4-6g  thục tiêu.Cách sắc thuốc:  Sắc 2 nước thuốc lược bỏ bã, hòa mạch nha vào, chia ra uống ấm 2 lần trong ngày. Tác dụng ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ thống. Chữa các bệnh  trung dương suy nhược, âm hàn nội thịnh, đau lạnh nhiều ở vùng ngực tim, nôn ối, biếng ăn, thân thể mệt mỏi, cự án, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế khẩn, chân tay hàn  lạnh, mạch phục hoặc bụng khó chịu.
  • Bài thuốc thứ 4 (Gà hầm mạch nha thục địa): thành phần 1 co Gà mái, 100g mạch nha, 50g thục địa. Cách nấu:  Gà làm sạch bỏ phần lòng, cho mạch nha, thục địa vào trong bụng gà, nêm thêm gia vị và  hầm cách thủy nhỏ lửa. Món ăn này rất tốt cho những người bệnh lao phổi khái huyết, viêm khí phế quản, ho khan kéo dài, đau bụng do loét dạ dày, tá tràng.
  • Bài thuốc thứ 5 ( Nước ép củ cải mạch nha): thành phần: 100ml  Nước ép củ cải trắng, 15 – 20g mạch nha. Cách nấu: Đem tất cả nguyên liệu chưng cách thủy cho sôi và hòa tan đều vào nhau hết nha để uống. Dùng tốt cho người bị ho gà, bệnh ho kéo dài,  ho do viêm khí phế quản mạn…
  • Bài thuốc thứ 6  (Chè mạch nha can khương đậu xị): thành phần: 30g  Đậu xị, 15g can khương, 150g  mạch nha. Cách nấu: Đem đậu xị, can khương nấu trong 1 lít nước lọc, lọc bỏ bã và cho mạch nha vào nấu tiếp thành món chè. Chia 3 lần để uống trong ngày. Dùng tốt cho người bị viêm khí phế quản do phong hàn, ho kéo dài có đờm. Kiêng kỵ: Những người bị thấp nhiệt, đầy tích, không tiêu, nôn thổ.
Xem thêm:  3 Cách Làm Măng Ớt Ngon, Trắng & Để Được Lâu

2. Cách làm kẹo mạch nha tại nhà

Mạch nha vốn đã thơm ngon là nhờ vào phần bột mộng của ngũ cốc hay lúa nếp, gạo nếp, lúa mạch, đại mạch, hạt lúa mạch mì đã có mầm hoặc từ sắn và mộng lúa già. Cách làm kẹo mạch nha tương đối đơn giản,nhưng không phải chị em nào cũng có thể làm được món kẹo này một cách sẽ giới thiệu đến bạn cách làm chi tiết món kẹo mạch nha.

Làm kẹo mạch nha tại nhà
Làm kẹo mạch nha tại nhà

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g thóc (có thể dùng hạt thóc tẻ muốn ngon hơn có thể dùng lúa mạch)
  • 500g nếp. 

2.2. Cách làm kẹo mạch nha tại nhà đơn giản: 

Bước 1 –  Ngâm thóc:  Rửa sạch, lược bỏ hạt lép nổi trên mặt nước, ngâm thóc với nước trong khoảng  một ngày với lượng nước gấp 3 lần thóc. Cứ 6 tiếng lại rửa bớt nhớt, thay nước mới cho thóc một lần.

Bước 2 – Ủ thóc: Sau khi ngâm thóc được 1 ngày,  cho thóc ra rổ, đặt rổ trong chậu, dùng khăn tối màu để đậy lại và tiếp cho rổ thóc vào nước sạch trong 1 phút để tưới nước cấp ẩm cho thóc.  Lấy rổ thóc lên để cho ráo, cho lại  vào thau, đậy  khăn lại và ủ tiếp thêm một ngày nữa. Sau 2 ngày thóc, hạt thóc lúc này đã bắt đầu nảy mầm.

Bước 3 – Ủ mầm: Mang thóc đã nảy mầm dàn đều ra khay nhựa có thành cao, phủ khăn tối để mầm thóc tiếp tục phát triển trong 5-6 ngày. Mỗi ngày vẩy nước có thể  dùng bình phun sương nước đều mặt thóc 2 lần trong ngày sáng và tối. Tiếp tục ủ mầm cho đến khi mầm thóc cao khoảng 5-7 cm, có màu vàng (lưu ý thiếu  ánh sáng thì mầm có màu vàng, nếu để lọt sáng mầm sẽ có  màu xanh,muốn làm mạch nha ta cần có mầm vàng). Không vẩy quá nhiều nước, nếu nghiêng khay kiểm tra, thấy nước còn đọng trong khay thì không tưới thêm.

Ủ mầm
Ủ mầm

Bước 4 – Phơi nắng: Đem thóc mầm xé tơi ra và dàn trải đều mâm, phơi nắng trong 2-3 ngày cho mầm khô. Lấy ra 50g mầm thóc khô giã nhỏ.

Bước 5 – Ủ thóc mầm với cơm nếp: Vo sạch nếp đã chuẩn bị và nấu 500g nếp với 0,5 lít nước. Khi cơm nếp chín, cho sang một nồi sạch để ủ, lưu ý nhớ bỏ phần cơm bị cháy. Cho vào nồi nếp thêm 0,5 lít nước sôi, chia ra làm 2 lần và trộn thật đều. Cho mầm thóc đã giã nhỏ vào nồi và trộn đều dàn phẳng mặt nếp. Đem hỗn hợp mầm nếp vào chăn kín (có thể dùng /nồi ủ/thùng xốp/nồi cơm điện)  ủ trong  khoảng 13-15h. Nhiệt độ để ủ thích hợp là 60 độ C.

Xem thêm:  Bắp sú thực phẩm tốt cho sức khỏe ít ai biết tới

Bước 6 – Nấu mạch nha: Sau khi ủ xong, cho từng phần hỗn hợp mầm nếp nếp đã ủ  vào khăn sạch và vắt lấy hết nước. Lọc nước đã vắt qua rây để loại bỏ hết cặn. Cho nước vào nồi đun sôi, nước khi sôi thì hạ lửa và đun tiếp bằng lửa vừa. Nhớ liên tục vớt bọt để không bị tạo bọt khí. Sau khi đun với lửa vừa trong khoảng 1-2h, hơi nước không còn bốc lên, khi khuấy nhẹ thấy hỗn hợp sánh dẻo. Tiếp tục đun hỗn hợp trên  lửa nhỏ thêm khoảng 1-2h nữa để kẹo mạch nha đạt được độ dẻo bạn  mong muốn.

Bước 7 – Hoàn thiện: Nhỏ mạch nha trong nồi  vào trong chén nước, nếu giọt mạch nha đọng lại, không tan ra thì thành phẩm đã đạt chất lượng và  có thể tắt bếp. Mạch nha sau khi nấu bạn để cho nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ  lạnh để sử dụng được lâu hơn.

2.3. Phân loại Kẹo Mạch Nha

Kẹo mạch mạch  thường được chia làm 2 loại là:

Bánh tráng kẹo
Bánh tráng kẹo
  • Mạch Nha làm từ mộng lúa và nếp: Có màu vàng cánh gián, màu trong, không bị  đen cũng không quá sáng. Kẹo có vị ngọt thanh, dịu, bảo quản dùng lâu vẫn  không bị biến chất.
  • Mạch Nha làm từ mật mía và tinh bột mì: Có màu trắng trong thường được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp bánh kẹo ở các nhà máy như kẹo gương, kẹo đậu phộng…

2.4. Cách sử dụng và bảo quản kẹo mạch nha tại nhà

  • Kẹo Mạch Nha có thể được dùng như món ăn chơi, ăn kèm với bánh tráng, sẽ ngon hơn nếu ăn kết hợp bánh tráng với dừa tươi. Bạn cũng có thể  thay thế mật ong để ướp món thịt nướng, quét lên các món bánh nướng, hoặc dùng ăn cùng trái cây và sữa…
  • Sau khi sử dụng xong bạn có thể bảo quản kẹo mạch nha ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời để Kẹo Mạch Nha có thể giữ nguyên độ tươi ngon và không bị chảy. Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ dùng được lâu hơn. Kẹo mạch nha ngọt nên dễ thu hút kiến, bạn cần chú ý để kẹo ở nơi kín hay cho vào hộp để kiến không vào được.

Kẹo mạch nha có vị ngọt dễ hơn lại có mùi thơm đặc trưng của mầm sẽ là món ăn bổ dưỡng cho gia đình bạn. Còn gì tuyệt hơn những ngày mưa ăn một miếng kẹo mạch nha uống thêm một tách trà, mạch nha thì ngọt dịu ăn kèm với nước trà sẽ bị ngán. Hãy chế biến món này cho gia đình bạn theo cách mách bạn trong bài viết để có món ăn ngon đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *