Rượu nếp cái hoa vàng đặc sản Bắc Bộ
Rượu nếp cái hoa vàng từ xưa tới nay đã trở thành một loại đồ uống khoái khẩu của người dân Việt, đặc biệt là người dân ở Bắc Bộ. Khi thưởng thức rượu nếp cái hoa vàng sẽ cảm nhận được bị đậm sâu của giọt rượu đi qua còn lưu vị ngọt ngào hương vị. Mời bạn cùng tìm hiểu về loại rượu đặc sản này trong viết sau.
1. Rượu nếp cái hoa vàng là gì?
Nếp cái hoa vàng còn được gọi là nếp ả một tên khác hay gọi là nếp hoa vàng, là giống lúa nếp cổ truyền nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc Bộ. Hạt nếp hoa vàng tròn, dẻo, thơm đặc biệt, dùng để gói bánh, làm tương, đồ xôi…
Sở dĩ có tên là nếp cái hoa vàng do khi lúa trổ đồng, phấn hoa lúa có màu vàng chứ không trắng sữa như các giống lúa khác. Đặc biệt ở chỗ là ở các mẫu ruộng sát nhau nhưng không phải mẫu ruộng nào ở Đông Anh cũng cho hạt gạo nếp cái hoa vàng có chất lượng giống nhau.
Nếp cái hoa vàng Đông Anh được trồng duy nhất vào vụ mùa, tức là khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 (Âm lịch), sản lượng gạo thu được một vụ không cao, khoảng chừng hơn tạ thóc mỗi sào, nên giá cao gấp đôi gạo nếp thông thường.
Đặc sản này ở Đông Anh ngày càng được nhiều người biết đến vì chất lượng hơn khác biệt hơn hẳn các giống nếp thông thường khác bởi không chỉ nhờ vào kỹ thuật canh tác cổ truyền qua nhiều năm trau dồi người nông dân mà còn nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của vùng đất này đã góp phần làm nên loại gạo nếp hoa vàng đều hạt, không gẫy, tỷ lệ tấm thấp với hàm lượng protein và một số loại axít amin cao. Đặc biệt, người dân Đông Anh đã sáng tạo món rượu bằng gạo nếp cái hoa vàng để thưởng thức, đãi khách và biếu người thân, đây là món nhất định phải có trong nhà người dân ở Đông Anh mỗi dịp tết.
Rượu nấu từ các loại gạo nếp rất thịnh hành tại nhiều vùng miền Việt Nam nhưng rượu nếp cái hoa vàng vẫn được coi như là một loại rượu đặc sản. Rượu nếp cái hoa vàng đã được lưu truyền từ lâu như là một trong những loại rượu cổ truyền được rất nhiều người dân địa phương yêu thích. Rượu nếp cái hoa vàng có màu vàng óng đặc trưng, vị ngọt có hương thơm như mật ong và rất dễ uống. Để làm ra được loại rượu nếp cái hoa vàng thơm ngon, ngọt lịm, người thợ làm rượu phải tốn rất nhiều công sức và tâm huyết thì mới có thể làm ra được sản phẩm ưng ý nhất.
Muốn đánh giá một loại rượu ngon hay không phải dựa theo các tiêu chí sau: vị, hương, sắc,vị hậu sau khi uống. Điều làm nên sự khác biệt của loại rượu nếp cái hoa vàng Đông Anh chính ở nguyên liệu nấu rượu. Trong những tiết trời mùa hè nóng bức, thưởng thức một chén rượu nếp cái hoa vàng mát lành, thơm ngon, ngoài tác dụng giải nhiệt hiệu quả thì đây còn là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Gạo nếp cái hoa vàng được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất như protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài các tác dụng tăng cường sức khỏe, rượu nếp cái hoa vàng còn giúp ăn ngon miệng và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
Rượu nếp cái hoa vàng càng được ngâm lâu thì khi uống lại càng ngon, càng êm dịu. Rượu ngâm càng lâu rượu càng có màu vàng sậm và nước trong vắt rất bắt mắt. Rất thích hợp cho việc biếu tặng hoặc dùng để ngâm các loại dược liệu như sâm, thảo dược,…
Chất lượng nếp cái hoa vàng Đông Anh dù nức tiếng lâu đời nhưng hiệu quả kinh tế chưa tương xứng so với những tiềm năng nó mang lai cho vùng đất này.Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, diện tích sản xuất nếp cái hoa vàng tại vùng đất Đông Anh có thể mở rộng thêm về cả quy mô và chất lượng. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu độc quyền là điều kiện bắt buộc để nếp cái hoa vàng Đông Anh để lại ấn tượng trên thị trường.
2. Cách làm rượu nếp cái hoa vàng tại nhà
Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng tương tự như những phương pháp ủ rượu từ các loại nếp khác như nếp cẩm, nếp than… Mỗi loại sẽ cho thành phẩm có màu sắc và hương vị đôi chút khác biệt nhưng đều là đều những loại rượu ngon. Đặc biệt rượu nếp cái hoa vàng còn là một vị thuốc quý rất tốt cho sức khỏe đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Sau đây xin chia sẻ đến bạn cách làm rượu nếp cái hoa vàng chuẩn vị ngay tại nhà.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 kg nếp cái hoa vàng
- 50g men rượu ngọt
- Chum/bình ngâm rượu
2.2. Cách chọn nguyên liệu để nấu rượu ngon
Ngày nay công nghệ xay xát rất tiên tiến, ngoài việc loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, người ta còn giúp đánh bóng để hạt nếp thành phẩm trông trắng bóng và đẹp mắt, hấp dẫn hơn, chính vì thế mà cũng loại bỏ hết cả lớp lụa (màng cám) mỏng bao bên ngoài hạt gạo,lớp màng này đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất. Đối với nếp cái hoa vàng để nấu rượu chúng ta nên chọn loại nếp chỉ được xay xát một lần và chưa qua công đoạn đánh bóng, hạt nếp vẫn còn lớp lụa mỏng bên ngoài như vậy sẽ giúp quá trình lên men đều hơn và nấu rượu cũng được nhiều hơn.
Nếp để nấu rượu thì tốt nhất chọn loại nếp 1/2 hoặc 2/3 vì khi ủ men sẽ giúp cơm rượu ngấu hơn, men rượu ăn đều khi nấu sẽ đạt độ thơm ngon hoàn hảo. Điều quan trọng là phải nấu cơm rượu cho chín đều, không quá rắn nhưng cũng không quá nát.
Men sử dụng làm rượu nếp cái hoa vàng chỉ được chọn men rượu thuốc bắc truyền thống được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men đường thành rượu. Ở mỗi địa phương hay các vùng miền khác nhau, lại có bí quyết riêng để chế biến men và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra loại rượu nếp ngon hợp khẩu vị của riêng mình.
2.3. Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng
Bước 1: Nấu cơm
- Gạọ nếp cái hoa vàng sau khi mua về đem vo thật sạch sau đó cho vào nồi cơm điện và nấu cho thành cơm. Lưu ý nên cho ít nước hơn khi nấu cơm bình thường. Nếu tỉ mỉ hơn có thể cho vào nồi hấp tương tự như cách nấu xôi.
- Khi cơm nếp đã chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải dàn trải đều cơm ra mặt nong tránh để cơm vón cục vì như thế khi rắc men rượu lên sẽ không được đều.
Bước 2: Vào men rượu
Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi thấy cơm còn hơi ấm ấm là tiến hành rắc men lên cơm.
Nếu sử dụng bánh men, bạn cho vào cối dã bánh men thành bột mịn càng nhuyễn càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men rượu vào xay cho nhanh
Những lưu ý khi vào men rượu:
- Trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng hay không nếu rắc men khi cơm còn quá nóng thì men sẽ bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men không ăn được cơm và làm hỏng cơm.
- Các bạn chia lượng men đã chuẩn bị thành 2 phần bằng nhau, một phần rắc đều trên mặt trước đảm bảo men rượu phủ kín hết bề mặt cơm, sau đó mới tiến hành lật mặt dưới rắc đều phần men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn chọn trộn thì men rượu với cơm thì chắc chắn sẽ không được đều.
Bước 3: Ủ cơm rượu
- Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm rượu vào chum hay vào hũ bằng đất nung hay thủy tinh để ủ cơm. Lưu ý chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ chứa và đậy thật kín. Sau khi ủ khoảng 3-4 ngày cơm rượu trong hữu sẽ tự dậy nước và có mùi thơm rượu.
- Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm khi ủ vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau dậy. Ở những vùng núi cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu ủ gần bếp để ủ cho nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men bạn cho vào.
Bước 4: Chưng cất rượu
Ủ rượu nếp cái hoa vàng trong khoảng 1 tuần khi là cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước rượu cốt, lấy cả cốt và cái rượu cho vào nồi và tiến hành chưng cất rượu. Theo phương pháp cổ truyền, nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung sẽ cho ra rượu thành phẩm có chất lượng tốt nhất không bị bám mùi lạ. Khi rượu trong nồi sôi rồi thì phải giảm nhỏ lửa để rượu chiết ra từ từ, nếu đun bếp trên lửa quá to sẽ làm phì rượu nên khi uống rượu sẽ có mùi khét rất khó uống.
Để cho ra được rượu nếp cái hoa vàng thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hỏi phải sự công phu và tỉ mỉ của người nấu. Gạo nếp cái hoa vàng sau khi được nấu chín thành cơm, sau đó đem làm nguội, rắc bột men rượu và đem đi ủ.
Trong quá trình ủ rượu mem rượu kích thích nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tạo cho khối cơm ủ có mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp cái hoa vàng ngon và vẫn giữ được hương thơm tự nhiên, khi chưng cất rượu không sử dụng tháp cao cất cồn mà nên dùng các thiết bị chưng cất rượu chuyên nghiệp để thu hoạch, rượu sau chưng cất đạt khoảng 40-45 độ rượu.
Chất lượng rượu nếp cái hoa vàn ngon hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết bên ngoài, đòi hỏi người làm rượu phải biết đánh giá tình trạng thời tiết để linh hoạt thay đổi.
Bước 5: Ủ rượu nếp cái hoa vàng
Rượu nếp cái hoa vàng được ủ càng lâu thì càng ngon nên khâu ủ rượu là rất quan trọng quyết định độ ngon của rượu. Mục đích của việc ủ rượu là giúp làm giảm lượng Methanol và loại bỏ các Andehit có trong rượu, do đó khi uống rượu nếp cái hoa vàng hạ thổ sẽ không cảm thấy mệt hay đau nhức đầu, an toàn trong quá trình sử dụng.
Để ủ rượu bạn cần có chum sành sau đó đổ rượu vào trong chum và đậy kín miệng chum. Rượu khi hạ thổ ngon nhất phải có nồng độ từ 40-45 độ rượu, để khoảng 1-2 năm sẽ nồng độ rượu sẽ giảm xuống còn khoảng 4-5 độ khi đó rượu uống sẽ dịu và rất ngon. Nếu chúng ta sử dụng loại rượu có độ quá nhẹ thì sau khi hạ thổ rượu sẽ nhanh bị chua vậy cho nên rượu nếp cái hoa vàng dưới 35 độ thì tuyệt đối không thể hạ thổ.
2.4. Công dụng của rượu nếp cái hoa vàng
Cơm rượu nếp cái hoa vàng có rất nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe người sử dụng nhưng ít ai biết đến. Cách nấu cơm rượu nếp cái hoa vàng là theo phương pháp cổ truyền lưu giữ được rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, canxi, magie,… của gạo nếp, nên rất lợi cho sức khỏe.
Cơm rượu nếp là một trong những bài thuốc nổi tiếng trong y hoc phương Đông. Một số công dụng của cơm rượu đối với sức khỏe có thể kể đến như kích thích, tăng cường hoạt động tiêu hóa, hoạt động đường ruột, làm đẹp da, hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho bà bầu,…
Cơm rượu nếp cái hoa vàng là có thể dùng như món ăn để bạn dùng nhâm nhi, thưởng thức. Nhưng cần chú ý không nên ăn lúc quá đói và cũng không được ăn quá nhiều, điều này có thể khiến bạn sẽ bị say, bao tử cồn cào, khó chịu.
Kết bài
Rượu nếp cái hoa vàng sử dụng nguyên cả phần nước rượu và cơm rượu. Rượu nếp cái hoa vàng bổ dưỡng và đặc biệt thơm ngon với hương vị đặc trưng. Rượu nếp thì tương đối phổ biến ở Việt Nam tuy nhiên rượu nếp cái hoa vàng lại được xứng danh là đặc sản.
Rượu đã thơm ngon lại bổ dưỡng cho sức khỏe là món không thể thiếu trong bữa cơm tết của người dân Bắc Bộ đặc biệt là vùng Đông Anh Hà Nội. Bạn hãy thực hiện theo cách nấu loại rượu này trong bài để làm phong phú thêm món ngon bổ dưỡng cho gia đình bạn.