Trà Táo Đỏ: Giúp Dưỡng Nhan & Bồi Bổ Cơ Thể

Táo đỏ là một loại nguyên liệu thuốc Bắc quen thuộc, thường xuất hiện trong các bài thuốc Y học dân gian, ngoài ra chúng ta còn quen sử dụng táo đỏ như là một loại thức uống bổ dưỡng đó là Trà táo đỏ.

Trà táo đỏ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể kể đến tác dụng nổi bật như an thần, hoạt huyết, dưỡng nhan, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư đặc biệt là tác dụng tuyệt vời với những người đang giảm cân, những người đang căng thẳng stress, người đang mang thai và cả trẻ em.

Để biết chi tiết hơn về trà táo đỏ, công dụng và cách sử dụng trà táo đỏ, mời bạn theo dõi bài viết sau.

Trà táo đỏ là gì?

Trà táo đỏ là loại trà được làm từ táo đỏ khô mà dân gian hay gọi là quả táo tàu hay hồng táo.Táo tàu từ lâu được biết đến như là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền.

Trong táo đỏ khô chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B1, B2, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao có tác dụng hiệu quả trong việc chống lão hóa, đẹp da, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Hồng táo (táo tàu)
Hồng táo (táo tàu)

Táo đỏ là một loại dược liệu thiên nhiên, có tác dụng bổ tỳ, tăng cường máu huyết, dưỡng nhan, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư. Đây chính là vị thuốc quý lâu đời, được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền của Trung Hoa, Hàn Quốc và Việt Nam.

Bên cạnh đó, nó cũng là nguyên liệu xuất hiện nhiều trong các món chè thanh nhiệt, món hầm thuốc bồi bổ sức khỏe, các loại trà thảo dược…

Tác dụng của trà táo đỏ

Rất nhiều tài liệu cổ có ghi chép về công dụng tuyệt vời của táo đỏ. Loại dược liệu này được không chỉ là dược liệu dân gian còn được y học hiện đại chứng minh chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Trà táo đỏ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng như:

Công dụng của trà táo đỏ
Công dụng của trà táo đỏ

1. Giúp ngủ ngon, giảm stress chống bệnh trầm cảm

Trong thịt và hạt táo đỏ chứa thành phần giúp cải thiện tâm lý, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đồng thời hoạt chất saponin trong hồng táo giúp hỗ trợ làm giảm lo âu, căng thẳng, an thần và cải thiện trí nhớ.

Xem thêm:  Lá Trà Xanh Tươi: 10 Tác Dụng & Cách Nấu

2. Ngăn ngừa các nguy cơ bệnh ung thư và bệnh về gan

Nhờ vào hàm lượng vitamin C cao và các flavonoid trong táo đỏ khô có vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa, chống gốc tự do, ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra,  còn giúp bổ gan, hỗ trợ trị các bệnh về gan.

3. Giúp thải độc, đẹp da

Collagen và elastin có trong trà táo đỏ có tác động đến làn da làm đẹp da, da dẻ mịn màng, hồng nhuận. Cung cấp các protein, vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó các thành phần chống oxy hóa trong trà táo đỏ giúp đẩy lùi quá trình lão hóa da giúp bạn kéo dài tuổi thanh xuân.

4. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh về tim

Nhờ vào chất xơ hòa tan có nhiều trong mỗi quả táo đỏ có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong máu. Đặc biệt, Chất oxy hóa có trong hồng táo là epicatechin flavonoid, có thể làm giảm huyết áp, những người sử dụng flavonoid có nguy cơ đột quỵ ít hơn 20% so với người không dùng. 

5. Tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày

Trong các sách y học cổ truyền của Trung Quốc cho rằng, táo đỏ là một vị thuốc vị ngọt chua, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ ích khí, sinh tân dịch có thể giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh, khí huyết được lưu thông đẩy lùi các chứng biếng ăn, đầy hơi, tiêu chảy,… điều trị chứng rối loạn khí huyết và ho.

Về mặt học hiện đại, Lượng carbohydrate dồi dào làm mềm và tăng tốc độ di chuyển của thức ăn, qua đó giúp nhuận tràng, giảm táo bón. 

6. Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, lọc sạch sữa mẹ

Nhờ lượng vitamin C và vitamin E dồi dào có trong quả táo đỏ giúp bổ máu, ngăn ngừa nhiễm lạnh,… Trong trà táo đỏ có chứa nhiều dưỡng chất và an toàn nên có thể dùng cho cả mẹ và bé.

7. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nhờ vào lượng lớn chất chất chống oxy hóa và pectin giúp chuyển hóa đường và cholesterol trong thực phẩm đồng thời làm giảm đáng kể lượng calo nhờ vào hàm lượng chất xơ lớn. Uống trà táo mỗi ngày cũng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.

8. Tốt cho xương khớp

Phốt pho và Canxi chứa nhiều trong mỗi quả táo đỏ là dưỡng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe, cải thiện chức năng xương khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp, đau nhức xương khớp.

9. Nhiều công dụng khác

Ngoài các tác dụng trên, quả táo đỏ tuy nhỏ nhưng chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa táo bón, cảm lạnh… và nhiều hơn nữa những lợi ích khác cho sức khỏe.

Cách hãm trà táo đỏ

Trà táo đỏ có nhiều cách thưởng thức, táo đỏ dược liệu có thể được sử sử dụng trực tiếp ngoài ra còn dùng phổ biến trong các bài thuốc, nguyên liệu nấu ăn và sử dụng táo đỏ như một loại thức uống bổ dưỡng như Trà táo đỏ.

Xem thêm:  Trà Tân Cương Thái Nguyên: 5 Điều Nên Biết

Trong đó có rất nhiều công thức pha trà táo đỏ được những người yêu trà truyền thụ, có thể chọn pha trộn với nhiều nguyên liệu khác tùy theo ý thích và mong muốn của người sử dụng. 

Cách pha trà táo đỏ
Cách pha trà táo đỏ

1. Trà táo đỏ kỷ tử

Kỷ tử cũng là một vị thuốc quý của y trong học cổ truyền. Sự kết hợp trà táo đỏ với kỷ tử mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh lọc cơ thể, an thần, bổ não, dưỡng nhan, giữ dáng, giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe.

Nguyên liệu:

  • 2 quả táo đỏ khô
  • 5 Trái kỷ tử

Cách pha:

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu táo đỏ và kỷ tử để ráo.
  • Bước 2: Cho táo đỏ và kỷ tử vào bình trà có dung tích khoảng 300ml. Rót nước sôi vào đầy ly, sau đó đậy nắp hãm trong 10 phút là được.

2. Trà táo đỏ mật ong

Trà táo đỏ có tác dụng bổ huyết, an thần, khi kết hợp với mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, trị bệnh đau dạ dày. 

Nguyên liệu

  • 4-5 quả Táo đỏ khô
  • 2 thìa mật ong.

Cách pha

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu táo đỏ để ráo.
  • Bước 2: Cho táo đỏ đã chuẩn bị vào ấm trà sau đó cho thêm nước sôi vào. Đậy kín nắp trong khoảng 15-20 phút là dùng được, sau đó đổ ra ấm. Cho thêm 2 thìa mật ong vào và thưởng thức. (Có thể giảm hoặc tăng lượng mật ong tùy theo khẩu vị)

3. Trà táo đỏ hoa cúc

Trà hoa cúc táo đỏ có nhiều tác dụng quan trọng như an thần, giải nhiệt, bổ khí huyết, kiểm soát tiểu đường, cải thiện làn da…Rất tốt cho sức khỏe người sử dụng đặc biệt là người già và phụ nữ.

Nguyên liệu

  • 3 – 5 quả táo đỏ.
  • 10g hoa cúc khô.
  • 2 muỗng cafe đường phèn.
  • 650ml nước lọc.

Cách pha

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu táo đỏ để ráo. Hoa cúc mang đi ngâm với nước lạnh cho hoa nở cho sạch bụi bẩn và để ráo nước.
  • Bước 2: Cho táo đỏ vào đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút. Sau đó cho hoa cúc và đường vào, đun sôi thêm khoảng 5 phút rồi đổ trà vào ấm để nguội và thưởng thức.

4. Trà táo đỏ kỷ tử nhãn nhục

Trong Đông y thì nhãn nhục (hay long nhãn) được dùng như một phương thuốc an thần, trà long nhãn trong đó kết hợp cùng các thành phần như: táo đỏ, đường phèn.. giúp ổn định tâm lý, bổ huyết, cải thiện tình trạng mất ngủ. Đặc biệt phù hợp với người già, người thường xuyên căng thẳng, suy nhược thần kinh.

Nguyên liệu:

  • 20g nhãn nhục ( long nhãn )
  • 10g kỷ tử
  • 2 quả táo đỏ khô
  • 3 thìa Mật ong

Cách pha:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
  • Bước 2: Cho chè khô, long nhãn, táo đỏ, kỷ tử vào ấm, rót nước sôi vào ấm,chờ khoảng 2 phút.
  • Bước 3: Tiếp tục rót nước sôi vào ấm cho ngập toàn bộ, ngâm tiếp thêm 5-10 phút nữa.
  • Bước 4: Cho 3 thìa mật ong vào ấm và khuấy đều (Có thể giảm hoặc tăng lượng mật ong tùy theo khẩu vị)
Xem thêm:  5 Tác Dụng Của Hạt Macca Với Phụ Nữ

Cách làm trà táo đỏ từ táo tàu tươi

Cây táo đỏ thường ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 và bắt đầu kết quả vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm. Người dân thường thu hái vào vụ mùa thu – đông.

Họ thường hái những quả căng chín mọng nước rồi mang về và rửa sạch để loại bỏ tạp chất. Táo đỏ lúc này có thể sử dụng trực tiếp hoặc mang đi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần. Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Phơi ngoài nắng to hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 70 – 80 độ C, đến khi quả nhăn lại và loại bỏ hết nước là được. Đây cũng chính là hồng táo (táo tàu) được sử dụng vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Khi táo đã khô thì đem bảo quản trong lọ kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm ướt và vi sinh vật phát sinh để không gây ảnh hưởng tới công dụng của nó.
  • Cách 2: Táo sau khi thu hoạch rửa sạch phơi nắng cho tới khi vỏ ngoài nhăn lại. Sau đó cho vào các thùng có gai rồi lắc đều để tạo thành các lỗ nhỏ xung quanh quả táo. Lấy thân, rễ con và lá của cây địa hoàng sắc lên tạo thành hỗn hợp cô đặc cho thêm một ít đường. Đem nước địa hoàng thu được trộn với táo đỏ rồi tiếp tục phơi khô hoàn toàn. Lúc này táo sẽ chuyển thành màu đen, gọi là đại táo hoặc hắc táo.
Quả táo đỏ khô ( hồng táo)
Quả táo đỏ khô ( hồng táo)

Quả táo đỏ khô hình chùy dài khoảng 2 – 3cm và có màu đỏ nâu. Sau khi phơi khô quả mất nước nên bên ngoài nhăn nheo, cuống lõm sâu vào trong, vỏ quả cứng, thịt trở nên dẻo.

Kết bài

Hiện nay trà táo đỏ được buôn bán rộng rãi trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu này ở các chợ truyền thống, các cửa hàng thuốc Bắc ở địa phương. Khi tìm mua nguyên liệu này hãy chọn những nơi uy tín, chuyên cung cấp và kiểm tra chất lượng quả trước khi mua để tránh “tiền mất tật mang”.

Trà táo đỏ không phải thuốc bạn có thể tin tưởng sử dụng hàng ngày, hãy sử dụng trà táo đỏ mỗi ngày  30 phút trước khi ngủ để có tác dụng rõ rệt hơn.

Trên đây là toàn bộ bài viết về vị dược liệu dân gian này. Trà táo đỏ với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe người sử dụng có thể gọi như là một “bài thuốc” dân gian. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *